Thống nhất hai miền Triều Tiên: cái nhìn từ phương Bắc

 

>> Niềm an ủi ấy sẽ kéo dài bao lâu?
>> Vụ tử hình ông Jang Song Thaek có phải nằm trong một âm mưu nhằm sớm kết liễu triều đại nhà Kim?

 

John Feffer
Theo Đại Kỷ Nguyên

Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại phía bắc của ngôi làng đình chiến của Panmunjon trong khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên vào ngày 4 tháng 2. Một cuộc thăm dò gần đây của Bắc Hàn cho thấy có rất nhiều quan tâm trong việc thống nhất của Bắc và Nam Triều Tiên. (NJUNG Yeon-JE / AFP / Getty Images)

Một binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại phía bắc của ngôi làng đình chiến của Panmunjon trong khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên vào ngày 4 tháng 2. Một cuộc thăm dò gần đây của Bắc Hàn cho thấy có rất nhiều quan tâm trong việc thống nhất của Bắc và Nam Triều Tiên. (NJUNG Yeon-JE / AFP / Getty Images)

Một cuộc thăm dò bất thường cho thấy những gì người dân Bắc Triều Tiên đang suy nghĩ về việc tái thống nhất đất nước.

Với người Triều Tiên, việc thống nhất đất nước có tính huyền thoại, tương tự như câu chuyện về Miền Đất Hứa hay Chén Thánh. Hầu hết người Triều Tiên ước mơ một lúc nào đó trong tương lai họ sẽ được đoàn tụ, miền Bắc và miền Nam cùng nhau tái tạo một nước Triều Tiên nguyên vẹn như trước khi bị thực dân Nhật Bản chia cắt. Đó là một suy nghĩ đáng trân trọng, nhưng không một ai có một ý tưởng đúng đắn làm thế nào để thực hiện được điều đó.

Đã có nhiều cuộc thăm dò ở Hàn Quốc về cái gì, như thế nào, và khi nào thì tái thống nhất. Theo thăm dò mới nhất của Viện Asan vào tháng 1 năm 2015, mối quan tâm đến việc thống nhất đất nước vẫn rất cao (trên 80%), mặc dù những người trẻ ít quan tâm đến chủ đề này và cũng ít quan tâm đến việc phải trả một khoản tiền thuế bổ sung để hỗ trợ việc tái thống nhất. – Đọc tiếp >

Khí phách Trần Quang Cơ

 

>> Hồi ký Trần Quang Cơ

 


Theo

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối) đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ buổi giao ban năm ấy… Với sắc mặt thất thần, ông Trần Quang Cơ gần như gào to giữa phòng họp: “Mọi người biết không, người ta sắp cắt thủ cấp Nguyễn Cơ Thạch để dâng cho nước ngoài rồi”.

Đoán “triều đình” có biến, lũ chúng tôi (những đứa lần đầu được dự giao ban), chẳng ai bảo ai, im thin thít. Tôi cố gắng tập trung vào “Bản tin A” (*) nhưng đầu óc thì nghĩ mông lung. – Đọc tiếp >

Xem phong cách thoải mái trong làm việc của ông chủ Nhà Trắng Obama

Theo Người Đồng Bằng

 Nhân Vụ “cái chân bác sĩ” cho thấy Bộ Y tế và ngành Y bị dân mạng xỏ mũi dễ nhất! ở xứ Vịt, xem lại một số ảnh về Obama ở xứ Mẽo, thử hỏi có ai phàn nàn là ông thiếu lễ độ, trịch thượng với cấp dưới và báo chí công luận nào lên án?

– Xem tiếp >

Một cái tên đã thành danh: Trần Quang Cơ

>> Ông Trần Quang Cơ qua đời
>> Anh Cơ trong tâm trí riêng tôi
>> Hồi ký Trần Quang Cơ

 

Huy Đức
Theo FB Trương Huy San

Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)

Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với chuyên gia Liên Xô  (Ảnh của báo Quân đội Nhân dân – Chú thích của BBC)

Tuy từ chối chức bộ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ vẫn là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất lên đường lối đối ngoại của Việt Nam – không phải bằng quyền lực, chức vụ mà bằng những gì ông bạch hóa trong cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ được “leak” ra hồi đầu thập niên 2000s. Cuốn hồi ký có giá trị cảnh báo nguy cơ Việt Nam rơi vào thời kỳ Bắc thuộc mới.

Năm 1991, ông Nguyễn Cơ Thạch chịu nhiều áp lực phải rời khỏi chính trường. Chiếc ghế bộ trưởng ngoại giao được chuẩn bị cho ông Trần Quang Cơ nhưng ông từ chối. Khi Quốc hội đã nhóm họp, ông Trần Quang Cơ vẫn “công tác” ở Lào. Ông Đỗ Mười tưởng ông Cơ “đòi” cái ghế ủy viên Bộ chính trị nên hứa là nếu ông Cơ nhận, Trung ương sẽ bổ sung. Ông Cơ kiên quyết từ chối. – Đọc tiếp >

Chuyện nhà con một

 

(Chuyện vui nhân ngày Gia đình 28/6)

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Chúc mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (Hình: Internet)

Chúc mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (Hình: Internet)

Hộ gia đình mình hiện có mẹ của mình ngoài 80, hai vợ chồng mình sắp 60 và thằng con giai 30. Mình là con một của mẹ mình. Thằng nhóc là con một của vợ chồng mình, cao to đẹp giai hơn bố, học hành đỗ đạt, việc làm thăng tiến, chỉ mãi chả thấy đưa con gái nhà nào về cho bà nội mừng để còn lên cụ.

Ai cũng bảo bố con nhà ông đều là con một, cháu một, được chăm bẵm nuông chiều suốt đời sung sướng thế! Mình chả nói gì chỉ nghĩ thầm sướng bỏ bà đi được! – Đọc tiếp >

Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ cuối: Những Bông Cúc Vàng

 

>> Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ 1: Học sinh Trường Bưởi
>> Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ 2: Nam tiến
>> Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ 3: Hải Phòng và những câu chuyện tình…
>> Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ 4: Hàng xóm trở thành thông gia
>> Chuyện kể về Cụ Ký Phương – Kỳ 5: ‘Lên chức’ Ông Ngoại

 

… Cúc Trang không ở đất làng
Cúc Trang trong mộng lang thang khắp trời
Mỗi trang một đóa vàng mười
Mỗi dòng một cánh nhớ Người Cúc Trang

(Thơ Anh Năm)

 

Hà Hiển

hoacuc_doaSau khi đi tản cư một thời gian tại Thái Bình, bố mẹ và các anh tôi lại dắt díu nhau hồi cư về lại thành phố Hải Phòng. Lúc này, ngoài Anh Cả, gia đình tôi đã có thêm Anh Hai và Anh Ba. Đó là vào năm 1950. Cả nhà lại tiếp tục sống chung cùng Ông Bà Ngoại tại 192 Phố Trại Cau. Một năm sau, mẹ sinh tiếp Anh Tư. Bố tôi lúc này xin được công việc làm thư ký tại Sở Kinh tế Miền Bể thuộc chính quyền Bảo Đại. Kể từ đó cho đến nhiều năm sau, một mình bố đi làm vẫn đủ sức nuôi được cả gia đình riêng của mình. – Đọc tiếp >

Con gái Hải Phòng mình

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

hathanhMình sống và làm việc ở Sài Gòn hơn hai chục năm nay nhưng chưa bao giờ thấy danh hiệu “Người Hải Phòng” được nhắc đến với ý nghĩa tích cực. Rất buồn. Thú thực, nhiều khi có người hỏi bác quê đâu, mình cứ lờ đi.

Nhưng hôm nay, điều đó đã thay đổi hoàn toàn. Đầu giờ làm việc, vừa thấy mình bước vào phòng, mấy cháu thanh niên đồng nghiệp đã xúm lấy chìa báo mới ra khoe “Bác thấy không, Phan Thị Hà Thanh quê bác có thua gì Ánh Viên, cùng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì đây này, lại còn được Chủ tịch nước đích thân rót nước cho uống động viên bình tĩnh khi phát biểu ý kiến, sướng chưa!”. Mình không nói gì nhưng gương mặt mình lúc này, như người ta nói, có sự vênh lên theo chiều tích cực. – Đọc tiếp >

Vụ thảm sát ‘thế giới chưa từng biết đến’ – câu chuyện Gạc Ma

 

>> 400 triệu đồng cho bức tranh Gạc Ma – vòng tròn bất tử

 

James Zumwalt
Theo Phuocbeo’s Blog

Gạc Ma -Vòng Tròn Bất Tử

Gạc Ma -Vòng Tròn Bất Tử –  Sơn dầu của Bùi Lệ Trang

Đây là một trong những tội ác trắng trợn nhất thời hiện đại. Chẳng có gì ngạc nhiên khi thủ phạm đã không nói gì về nó, nhưng đáng ngạc nhiên là cả nạn nhân cũng im lặng. Người ta đã chọn cách làm như vậy, có lẽ là để sau này thiếu bằng chứng cho thế giới thấy, nó đã xảy ra. Tháng 6/2012, video clip về vụ thảm sát đã được công bố. Thông thường, quốc gia gây ra hành động tàn bạo này sẽ muốn im lặng. Tuy nhiên, video clip này đã được chính thủ phạm công bố, điều này làm dấy lên câu hỏi: “Tại sao?” – Đọc tiếp >

Nói thật về việc nói tục

 

>> Một lần chửi Ta giúp Tây
>> Hà Nội: Những bức tường chửi

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Hình minh họa: Internet

Hình minh họa: Internet

Được biết Hà Nội đang tuyên chiến với hiện tượng nói tục, chửi bậy tại nơi công cộng kể cả trong công sở của một bộ phận không nhỏ công dân Thủ đô ngàn năm văn hiến trong đó có cả trí thức. Mình ủng hộ việc này và cũng tự giác sờ gáy, sờ miệng, sờ bụng, sờ cả dưới bụng nữa xem có thuộc diện liên quan không ?

Xin chân thành khẳng định là mình có với 2 kiểu nói tục sau đây :

Kiểu nói tục thứ thứ nhất của mình không văng ra ngoài miệng mà thỉnh thoảng có xuất hiện trong mấy câu chuyện thư giãn của cánh nhân viên văn phòng được mình chép lại từ miệng các nhân vật của chuyện, cũng là học mót theo truyền thống tiếu lâm của các cụ ta xưa truyền lại mà thôi. – Đọc tiếp >

Chuyện vui đầu tuần: Cua Núi ngon hơn Cua Bể

 

Hà Văn Tiện
(Tác giả gửi Blog Hahien)

cuaCó vị lãnh đạo ngành ở trung ương về thăm và làm việc với địa phương. Buổi chiều kết thúc công việc, lãnh đạo địa phương mời vị lãnh đạo lên Tam Đảo ăn tối và nghỉ ngơi. Trước đó, gọi cậu trưởng phòng hành chính dặn dò cẩn thận, rằng chẳng mấy khi được đón tiếp trung ương, phải làm sao cho chu đáo, tới đây cơ quan mình còn cần được cấp trên quan tâm hỗ trợ nhiều.

Tuy không phải là khách ba chủ nhà bẩy nhưng cũng gần như thế. Tháp tùng vị lãnh đạo lên núi cao là bốn chủ nhà và một lái xe, vị lãnh đạo cùng trợ lý đi xe riêng, vị chi tất cả là tám người. Chừng gần sáu giờ tối lên đến nơi, ghé vào nhà hàng phía tây trên đỉnh núi để còn vừa đàm đạo vừa ngắm hoàng hôn. Cho hai chú lái xe ngồi riêng ở tầng trệt, sáu vị tròn một mâm trên tầng ba đón gió. – Đọc tiếp >