Lãng mạn nghệ sĩ

Hà Hiển

Trên VietNamNet hôm qua có bài trả lời phỏng vấn của một nghệ sỹ có tên tuổi kiêm giám đốc Nhà hát kịch VN.

Câu nói ấn tượng nhất của ông “Tôi trăn trở nhất hiện nay là luân thường đạo lý ở đời” đã được chọn làm tiêu đề bài báo nói trên.

Nhưng thực sự là người viết bài này cảm thấy thất vọng khi đọc toàn bộ ý kiến phát phát biểu của ông nghệ sỹ.

– Đọc tiếp>

Văn hóa đi thang máy

Hà Hiển

Trên blog Osin vừa có bài viết mới trong đó anh đề cập đến các tòa nhà cao nhất mà người ta đang xây dựng tại Việt Nam cùng rất nhiều cái nhất nữa.

Tôi đang làm việc ở một trong những tòa nhà cao nhất tại một trong những thành phố lớn nhất đây. Và đây cũng là nơi làm việc của khá nhiều cơ quan, công ty nổi tiếng nhất mà các nhân viên thì nước hoa thơm ngát, tiếng Tây tiếng Tầu nói như gió và có thể nói là có vẻ bề ngoài lịch lãm nhất!

Nhưng dù cho là ở đó hay bất kỳ tòa nhà dù to hay nhỏ nào ở Hà Nội hay TP HCM thì tôi cũng thấy dân ta, dù là bề ngoài có lịch lãm hay không, đa số là không biết đi… thang máy.

– Đọc tiếp>

Gửi bạn

Hà Hiển

Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về…

Bạn thân mến,

Bạn viết cho mình khen rằng hiếm có ai giữ được một thái độ khách quan và chừng mực như thế. Quả thật mình không thích những gì cực đoan. Có lẽ vì thế mà giọng điệu của mình “chừng mực” chăng?

Nói vậy thôi, nhưng nhiều lúc tự ngẫm lại  cũng thấy có lẽ mình vẫn còn “khách quan” hay “chừng mực” được cũng có thể là do gia đình mình hay bản thân mình không có những ân oán, nợ xương, nợ máu với bất kỳ ai. Gia đình mình không ai bị xử bắn hay bị tịch thu tài sản thời cải cách ruộng đất hay cải tạo thương nghiệp ở miền bắc mà cũng không có ai bị xử trảm vì cái Luật 10/59 ở miền nam một thời. Còn ân huệ thì trước hết mình phải nói đến bố mẹ. Nếu mình không được bố mẹ nuôi dưỡng cho ăn học tử tế để được như hôm nay thì không biết chừng mình đã thành kẻ đầu đường xó chợ dù là dưới chế độ nào.

– Đọc tiếp>

Bài học Tân Cương

Hà Hiển

Bạo lực vừa bùng phát ở Tân Cương xuất phát từ các cuộc biểu tình của sắc tộc người thiểu số Uighurs theo đạo Hồi mà người ta cho là nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ sau sự kiện Thiên An Môn đang là tâm điểm chú  ý của cả thế giới

Sự kiện nóng bỏng này, cùng với những xung đột xã hội xảy ra ngày càng nhiều tại Tây Tạng và một số địa phương khác ở Trung Quốc trong thời gian gần đây đã cho thấy món “đặc sản” này bây giờ không chỉ gắn liền với những địa danh hay được nêu tên như những “địa chỉ đen” về sự bất ổn trên thế giới như Iraq, Apganistan, Kosovo, Pakistan, Xu đăng, Nam Ossetia, Kenia, Nigeria… hay ở gần chúng ta hơn như những cuộc xung đột về sắc tộc ở Philipin, Indonesia, miền nam Thái Lan hay những bất ổn về chính trị tại Mianmar.

– Đọc tiếp>

Xin đừng chơi khôn như thế!

Hà Hiển

(Những sự kiện đề cập trong bài viết dưới đây xảy ra đã lâu nhưng nhân đọc bài Tham nhũng và Quyền riêng tư trên blog Osin, thấy vẫn còn tính  thời sự  nên xin phép đăng lại ở đây)

– Đọc tiếp>

Con đường đi lên CNXH “đang ngày càng được rõ hơn”…

 

Hà Hiển

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, Khóa X của đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh đã cho rằng kể từ khi Cương lĩnh 1991 ra đời đến nay, quan điểm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta “ngày càng được rõ hơn”.

Đây không phải là lần đầu tiên cách diễn đạt này được sử dụng trong đảng. Trong các văn kiện chính thức của đảng hay các tài liệu học tập chính trị, chúng ta có thể gặp rất nhiều cụm từ “ngày càng rõ hơn”, “đang ngày càng sáng tỏ dần”, “từng bước được tiếp tục làm sáng tỏ hơn” hay những cụm từ có nghĩa tương tự mỗi khi tác giả các bài viết đó nói về “con đường đi lên CNXH ở nước ta”.

– Đọc tiếp>