Chuyện vui cuối tuần

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

 

1) ĐỒ CON NGƯỜI !
(dịch từ tiếng Chó)

"Chó ướt" (Ảnh: Sophie Gamand - chỉ có tính minh họa)

“Chó ướt” (Ảnh: Sophie Gamand – chỉ có tính minh họa)

Chó Tây được quý hơn Chó Ta. Chó Tây có tên là Mina này, Tôbi nọ…Chó Ta thì được ngoắc “êu Cún, tặc tặc tặc”.Chó Tây được ngủ trên ghế xa-lông trong nhà, có người dắt đi ỉa. Chó Ta ngủ ngoài sân, tự ỉa lấy. Cả nhà canh Chó Tây, sợ trộm bế mất. Chó Ta coi trộm cho cả nhà. Chó Tây được ăn thịt trong đĩa. Chó Ta ăn cơm cháy đổ ở mé bậc thềm.

Chó Ta cứ ấm ức hoài không hiểu vì sao.

Mãi đến một hôm, ghé mắt vào nhà, thấy Chó Tây đang biểu diễn cho mọi người xem, Chó Ta mới ngộ ra “chả trách mày được quý thế, mõm thì ngắn tũn như cái mặt thằng người, lại biết đứng bằng hai chân. Rõ là cái đồ…con người ”. – Đọc tiếp >

Thành phố bên sông

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

Đỉnh đèo Hải Vân, cửa ngõ  Đà Nẵng - Thành phố bên Sông Hàn (Ảnh: Wikipedia)

Đèo Hải Vân, cửa ngõ Đà Nẵng – Thành phố bên Sông Hàn (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ, hiếm có một thành phố nào trên thế giới lại không nằm bên một con sông. Nó chỉ khác nhau ở cái dáng vẻ bề ngoài, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Thành phố lạ rồi sẽ thành thành phố quen, chỉ có con người đã quen rồi hóa lạ…

Thành phố bên sông Hàn đang thay đổi từng giờ, từng ngày. Đôi khi, nhận ra một cao ốc vừa xuất hiện, một con đường mới mở, một cây cầu mới xây, một màu xanh sông nước bao la…khiến tôi ngỡ ngàng, dù tôi quen thuộc nó từng hàng cây, góc phố. Tốc độ phát triển hạ tầng của Đà Nẵng thật đáng nể và điều đó làm cho người dân Đà Nẵng không khỏi cảm thấy vui sướng và tự hào. – Đọc tiếp >

Đến lượt P/v báo Đại đoàn kết “tóm tắt” bài của Tuấn Công thư phòng

 

>>  Làm thế nào để được lên báo?

Hoàng Tuấn Công
Theo Tuấn Công Thư Phòng

Hi_nh0007Sau khi đăng bài Sách lừa” của NXB Đồng Nai-Bên bán đã thừa nhận, sao Cục xuất bản chưa thu hồi?”, ngày 25/11/2014 Tuấn Công thư phòng nhận được thư của bạn đọc: “Rất mong ông Hoàng Tuấn Công cho bạn đọc biết: Ai ăn cắp của ai?” kèm đường link bài “Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế. Tôi vội sang xem. Thì ra đây là bài viết về cuốn “sách lừa” của NXB Đồng Nai đăng trên báo Đại đoàn kết số Chủ nhật (từ 2/11/2014) ký tên Lam Nhi.

Bình thường với bạn đọc, quả là cũng khó biết ai ăn cắp của ai thật. Tuy nhiên, với tôi, tôi nhận ra ngay bài viết của mình. Và dù rất tinh vi nhưng không quá khó để tôi đưa ra chứng cứ, “đòi lại” bài Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai đăng trên Tuấn Công thư phòng đã bị phóng viên Lam Nhi chế biến thành bài “Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế” đăng trên báo Đại đoàn kết. – Đọc tiếp >

Đề nghị GS Nguyễn Văn Tuấn không được xui dại Bộ trưởng!

 

>>  Về bức thư của ông Đại sứ – Có cần phải gãi đầu không, thưa GS Nguyễn Văn Tuấn?

 

Hà Đăng Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

“… Thầy Tuấn có ý tặng thầy Luận bức thư của mình, tôi nghĩ thầy Tuấn chỉ đùa thôi. Nếu không đùa thì chắc chắn là “xui dại”. Nhưng tôi giả định thầy Luận đồng ý nhận tấm thịnh tình của thầy Tuấn, với một đề nghị nhỏ kèm theo, là chừng nào thầy Luận còn tại vị, mỗi năm thầy Tuấn viết hộ một bức thư cho cùng một đối tượng, cùng một nội dung, thư năm sau khác năm trước thì không biết thầy Tuấn nghĩ sao… , tôi tin thầy Tuấn dù văn chương cỡ như Thần Siêu Thánh Quát chắc cũng bó tay chấm com…”   (Trích lời tác giả)

Lời bình thêm của Bog Hahien: Điều quan trọng là có gì mới, có gì hay để mà viết hay không. Năm sau có điều gì mới điều gì hay hơn năm trước thì mới có cái để mà viết hay, viết khác. Nếu năm nào cũng vẫn cứ cũ mèm như thế thì “viết hay” cũng chẳng để làm gì. Cũng may là thầy Luận viết dở. Nếu thực tế chẳng có gì hay mà thầy lại “viết hay” thì hóa ra là thầy bịa, còn dở hơn nhiều! Thế nên xin các bác tạm tha cho thầy Luận cái việc “viết”, cũng đừng “xui dại” thầy phải “viết hay”, mà tập trung soi thầy ở  cái việc “làm”…

Thầy Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Giáo dục gửi thư cho thầy cô giáo, học sinh và đồng sự nhân ngày 20 tháng 11, ngay sau đó có luôn bài của Gs. Nguyễn Văn Tuấn, blogger Baron Trịnh bình phẩm trên mạng kèm theo các còm, chê bức thư không đạt về mọi phương diện. Đặc biệt, thầy Tuấn lại còn bỏ công soạn một bức khác, có nhã ý nếu thầy Luận muốn thì tặng lại để sang năm dùng.

Về chuyện này, tôi có một vài ý kiến dưới đây. – Đọc tiếp >

Chuyện ngôn ngữ : Về hai chữ “đấu tranh” trong kế sách của ông thủ tướng

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

indexTại diễn đàn Quốc hội kỳ này, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn một đại biểu như sau: Đại biểu yêu cầu tôi nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, vấn đề này khó, nhưng tôi xin trình bày khái quát 6 chữ. Đó là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Với cách hỏi và trả lời như trên, tôi cảm thấy 6 chữ này hình như không phải là kết quả đối thoại ứng khẩu trực tiếp tại diễn đàn mà là nội dung đã được chuẩn bị kỹ của tập thể lãnh đạo cao nhất nước dùng để công bố đúng dịp qua phát ngôn của người đứng đầu chính phủ. Mấy ngày qua, nhiều bác “cử tri của báo chí” đã thể hiện sự hài lòng, hoan nghênh, tâm đắc và đánh giá cao câu trả lời này cùng 6 chữ gọi là “kế sách”. – Đọc tiếp >

Vài bài học từ “Nhặt xương cho thầy”

 

Hiệu Minh
Theo blog Hiệu Minh

Cảnh trong phim VTV3

Cảnh trong phim VTV3

Chẳng hiểu sao ngành Giáo dục gần đây lại dính chuyện xương xẩu. Từ vụ “Canh gà Thọ Xương” đến vụ bỏ phiếu tín nhiệm trong QH, Bộ trưởng ngành đứng gần cuối bảng. Mới hôm qua lại dính chuyện nhặt xương khác. Tuy nhiên, có vài bài học từ vụ “nhặt xương” này.

Tin cho hay, chương trình Quà tặng cuộc sống của VTV3 tối 19/11 phát câu chuyện “Nhặt xương cho thầy” đã làm dư luận nổi sóng. Nhiều người cho rằng, hình ảnh người thầy/cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đoạn phim hoạt hình này. – Đọc tiếp >

Đọc thư của Bộ trưởng Bộ GDĐT gửi thầy cô

 

Nguyễn Văn Tuấn
Theo FB Nguyen Tuan

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận

Hôm nay, điểm qua một loạt báo thì thấy lá thư của ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục gửi các thầy cô và nhân viên trong ngành giáo dục. Thông thường những ngày như thế này các vị lãnh đạo thường có những thông điệp đến người trong ngành, và thông điệp thường có những ý tưởng và những câu phát ngôn rất hay. Tuy nhiên, đọc qua lá thư của ngài bộ trưởng họ Phạm tôi thấy không hay, vì chẳng có thông điệp gì đáng chú ý cả.

Đó là chưa nói đến cách viết có thể nói là rất … lạ lùng. Chúng ta thử đọc từng đoạn xem sao: – Đọc tiếp >

Bố mẹ dạy Chữ – Nghĩa cho tôi như thế nào

 

>> Bài học về CHỮ và NGHĨA từ món “canh gà Thọ Xương”

 

Hà Đăng Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

 

396739_295229247261362_839908790_n1Ra ngoài đời, anh em tôi có mỗi người một nghề. Anh Cả – xây dựng, Anh Hai – hóa chất, tôi và Chú Tư có bằng cơ khí, Chú Năm – thủy sản, Cô Sáu theo đuổi ngành y, và Chú Út – động lực. Những kiến thức của nghề là do các thầy cô ở nhà trường truyền lại.

Nhưng có lẽ do số mệnh, hầu hết anh em tôi đều vướng vào nghiệp chữ-nghĩa, có người hầu như không còn dùng nghề trong công việc mà thay thế hẳn bằng cái nghiệp này. Những khi bỏ công việc sang một bên, những lúc trở về là “lũ ngẩn ngơ” (chữ của Bà Chúa Thơ Nôm), dù ít dù nhiều hầu như ai cũng “chơi với chữ” ( tên một tập thơ của Chú Năm). Chúng tôi học và thấm chữ-nghĩa ngay từ thuở nhỏ là từ Bố Mẹ. – Đọc tiếp >

Cô Tiên

 

Hà Hiển

(HH – Một bài viết cũ, đăng lại nhân ngày 20/11)

Mỗi năm, cứ gần đến ngày khai trường, lại thấy lòng mình nao nao như thuở nào cùng bạn bè cắp sách đến lớp mặc dù đã xa lắm rồi những kỷ niệm ấy. Cái thời cơm chẳng đủ no, áo chẳng đủ lành, cái thời bom đạn chẳng chừa 1 ai  nhưng mỗi ngày đến lớp là một ngày đầy ắp những niềm vui…

Cải cách giáo dục đang là chủ đề nóng làm tốn không ít giấy mực của các chuyên gia. Nhưng bất kỳ 1 cuộc cải cách giáo dục nào mà kết quả của nó là làm cho trẻ chẳng háo hức đến trường mỗi ngày, không thấy mỗi ngày ở trường là 1 ngày vui thì chỉ có thể nói cuộc “cải cách” ấy đã thất bại.

Nhưng để cho không khí nhẹ nhàng, hôm nay chỉ xin chép lại 1 kỷ niệm xưa về cái thời đi học của chính tác giả bài viết này.

– Đọc tiếp >

Ký ức về một thời đã qua (2) – Biểu diễn nghệ thuật đường phố

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

image_thumb_ndt140435539715_26_33_000000Cách đây hơn bốn chục năm Tôi được tham gia một buổi biểu diễn nghệ thuật đường phố, trực tiếp, ngẫu hứng và đầy ấn tượng.

– Thành phố Hải Phòng, trên đoạn đường dài khoảng 2 km,
– Buổi chiều muộn, trời nhiều mây, se lạnh,
– Phương tiện, đạo cụ là xích lô, xe đạp,
– Trang phục biểu diễn là quần đùi,
– Nhân vật chính là Anh Ba của tôi. – Đọc tiếp >