Phản biện và Niềm tin

Hà Hiển

Mục Phát ngôn & Hành động ấn tượng của trang Tuần Việt Nam vừa qua đăng ý kiến trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn Kết của nhà báo lão thành Hữu Thọ về chuyện “phản biện”, trong đó một mặt ông cho rằng “phản biện có tinh thần xây dựng rất cao. Cho nên phản biện rất cần thiết để hoàn chỉnh các chủ trương, chính sách, tránh các sai sót, sơ hở”, nhưng mặt khác ông lại bày tỏ lo ngại:  “… nhưng nếu ở thời điểm này mà ta bàn điều này không được, điều kia không được… rồi nói toáng lên khiến xã hội phân tâm, giảm niềm tin thì rất nguy hiểm, vì niềm tin lúc này chiếm đến 80% yếu tố có thể giúp đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng…” 

Mặc dù cuối cùng ông Thọ cũng phải chốt lại rằng  “tất nhiên, không vì thế mà cho là lúc này không cần, hoặc hạn chế phản biện”,  phát biểu của ông Thọ đã phản ánh mối lo ngại có thật của một bộ phận tầng lớp thượng tầng của xã hội hiện nay về nguy cơ “phản biện” sẽ làm suy giảm “niềm tin”.

– Đọc tiếp>

Nói ra lại thấy… buồn ơi là buồn

 

Hà Hiển

 

taothaoduoiBáo Thanh Niên ngày 26/8 có bài của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh nói về câu chuyện “buồn muôn thuở” tạị các khu du lịch của ta khi mà ngành du lịch lâu nay chỉ mải lo chuyện đầu vào mà chẳng quan tâm đến “đầu ra” khiến cho khách từ thập phương đến thăm vẫn còn buồn dài dài khi có nhu cầu phải giải quyết… nỗi  “buồn”.

Chuyện bức xúc này cũng không chỉ liên quan đến ngành du lịch nước nhà. Tôi còn nhớ một dạo báo Thanh Niên và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác cũng đã đưa ra chủ đề nóng về cái sự mất vệ sinh của cái gọi  là các “nhà vệ sinh” tại chốn học đường khiến cho nhiều con em chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh về thận khi phải cố gắng “nhịn” không dám “đi” trong thời gian ở trường. Câu chuyện này nóng đến mức đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã có lần phải nêu ra tại Quốc hội.

Nhân chuyện này, tôi lại nhớ 1 kỷ niệm liên quan đến chính những người trong nhà mình.

– Đọc tiếp>

Mục tiêu xây dựng nền văn hóa mới đã bị coi nhẹ?

 

Hà Vũ Hiển

Nội dung chính bài viết sau đây đã đăng trên VietNamNet cách đây khá lâu. Nhưng tác giả tự nhận thấy chủ đề này vẫn còn mang tính thời sự và được bàn luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn nên xin đăng lại ở đây để các bạn tham khảo.

Tuy nhiên tác giả sẽ rất hạnh phúc nếu nhận được những phản biện xác đáng và có tính thuyết phục chứng minh những điều tác giả nói trong bài viết này đến bây giờ đã không còn đúng nữa.

– Đọc tiếp>

Thừa thắng xông lên

Hà Hiển

Trên blog Quê Choa vừa có bài viết của nhà báo Bùi Hoàng Tám với đầu đề “Bệnh tham nhũng ở ta đã vào đến lục phủ, ngũ tạng” . Bài ấy do Bùi Hoàng Tám phỏng vấn 1 quan chức ngành thanh tra từ lâu nhưng vẫn còn tính thời sự cho đến bây giờ và vì thế đã thu hút được rất nhiều lời bình rôm rả trên Chiếu Rượu của Bọ Lập.

Một trong những lời bình rất thú vị ấy là của anh Lê Mai, xin được trích 1 đoạn:

– Đọc tiếp>

Văn hóa đổ thừa?

Trong mục “Phát ngôn và hành động ấn tượng” tuần này của trang Tuần Việt Nam có đăng ý kiến của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã về chủ đề “văn hóa dân tộc thua trên sân nhà”, trong đó bà lên án “lối nói năng, ứng xử rất “tây”, rất vắn tắt, giật cục đến mức hỗn hào của giới trẻ được coi là thời thượng!”…”

“Tây” mà biết bà Nhã nói thế thì có lẽ chính bà là người đầu tiên sẽ bị họ coi là ăn nói “hỗn hào”. Tôi không vọng ngoại mà chỉ lo ngại về lối ăn nói thiếu suy nghĩ, thói kiêu ngạo dân tộc một cách vô thức đã ngấm vào máu của 1 bộ phận, 1 tầng lớp trí thức VN, của những người như bà Nhã hay cái ông nghệ sỹ mà tôi đã đề cập trong 1 entry gần đây

– Đọc tiếp>

Thăng Long bây giờ ở đâu?

Phan Văn Biển

HH – Tình cờ chủ trang blog này đọc được bài viết khá thú vị dưới đây khi đến chơi nhà tác giả, một người rất nặng lòng với Hà Nội. Nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long sắp đến gần, xin phép anh được giới thiệu bài viết này ở đây. Vì không có nhiều kiến thức sâu về Thăng Long – Hà Nội nên người giới thiệu không dám lạm bàn đúng sai về nội dung bài viết nhưng tin rằng tác giả bài viết sẽ hoan nghênh bất kỳ ý kiến phản biện nào của những người có những hiểu biết sâu sắc hơn về Thăng Long – Hà Nội.

Xin được trân trọng giới thiệu với các bạn:

– Đọc tiếp>

1 + 1 = 2

 

Hà Hiển

Tình cờ đọc được ý kiến của 1 bạn blogger trích dẫn quan điểm của K. Marx về vấn đề tự do báo chí. Theo bạn đó thì “dưới mái trường XHCN, chắc mỗi nhà báo Việt Nam đều biết đến quan điểm của K.MARX về TỰ DO BÁO CHÍ (trong tác phẩm “Bàn về tự do báo chí” – 05/1842 )“.

Và sau đây là những câu mà bạn đó cho là của Marx:

– Đọc tiếp>

Cuộc chiến Nga- Gruzia và truyền thông trong nước

 

Hà Hiển

Những ý kiến dưới đây của mình đã được đề cập trong 1 bài viết cách đây 1 năm trên Y!360  khi cuộc chiến Nga – Gruzia vừa xảy ra. Nay vì Y!360 đã đóng cửa và cũng nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày xảy ra cuộc chiến này, xin được post lại ở đây:

– Đọc tiếp>