Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?

 

BBC Tiếng Việt

Triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993) nói trong hồi ký rằng cả Triều Tiên và Việt Nam đều là nạn nhân của các đế quốc như Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc.

Biên giới Nam và Bắc Hàn là vết cắt ngang bán đảo Triều Tiên từ 1953

Cuối hồi ký ‘Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối’ do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên soạn ghi lại các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990. – Đọc tiếp >

Bắc Triều Tiên có cần học Việt Nam không?

 

Hà Hiển

HHNhân sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều vừa diễn ra tại Bàn Môn Điếm và nhân việc có ông tiến sĩ vừa trả lời báo chí khuyên Bắc Triều Tiên nên học Việt Nam làm “kinh tế thị trường”, xin trích đăng ở đây một bài viết cách đây đã lâu về chủ đề Triều Tiên mà tác giả nghĩ vẫn còn tính thời sự cho đến hôm nay. Xin chúc những người anh em Nam – Bắc Triều Tiên sớm trở về cùng một nhà trong một xã hội văn minh tiến bộ.

Câu trả lời của tôi là KHÔNG CẦN!

… Dân tộc Triều Tiên vĩ đại, không phân biệt là Bắc hay Nam, là dân tộc có một bề dày văn hóa và lịch sử đáng nể với 5000 năm dựng nước và giữ nước không dễ gì khuất phục trước nỗi tủi nhục và sự nghèo hèn mà ngôi sao Hàn Quốc sáng chói trên bầu trời Đông Bắc Á là một ví dụ.

Với truyền thống ấy lại có một nền tảng kinh tế,chính trị và văn hóa tiên tiến đã được hình thành vững chắc ở phia nam, không sớm thì muộn, cả dân tộc vĩ đại này từ nam tới bắc cũng sẽ cùng nắm tay nhau hòa nhập nhanh chóng vào thế giới văn minh để trở thành một nước Triều Tiên thống nhất, văn minh, hùng mạnh và yêu chuộng hòa bình, bất chấp những mưu ma chước quỷ của thế lực ngoại bang nổi tiếng thâm hiểm đang giễu võ dương oai xưng hùng xưng bá. – Đọc tiếp >

Những cuộc gặp lịch sử Nam Bắc

 

Hiệu Minh
Theo Blog Hiệu Minh

Nam Bắc Việt Nam và Triều Tiên đều có những điểm tương đồng về lịch sử, địa chính trị, những bàn tay lông lá của ngoại bang.

Việt Nam năm 1946

Nhà báo Stanley Karnow đã trực tiếp phỏng vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Dinh Gia Long và nghe ông kể về cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. – Đọc tiếp >

Sài Gòn & chính quyền đô thị

 

Trương Huy San
Theo FB THS

Tại sao trong thời đại ngày nay mà vẫn có các nhà lãnh đạo tư duy theo lối “trung tâm hành chính”. Thế cái “Chính quyền đô thị” mà mấy năm ngay quý vị vẫn bàn là cái gì. Đó là một chính quyền được xây dựng để giải ngân các dự án văn phòng hoành tráng cho quý vị hay đó là một chính quyền cung cấp nhiều tiện ích cho dân.

Điều mà người dân ở một đô thị lớn như Sài Gòn cần không phải là mấy cấp, là bí thư có kiêm chủ tịch hay không mà chỉ là những vấn đề rất cụ thể: Khi một chung cư bị cháy bao nhiêu lâu có xe cứu hoả; khi một tên cướp đang uy hiếp một người dân, mấy phút có cảnh sát; một cụ già bị đột quỵ, mấy phút có xe cứu thương; phải đi bao xa để tới một nơi đăng ký kinh doanh, nộp thuế… – Đọc tiếp >

Ngày 30 tháng Tư từ ‘một góc nhìn khác’

 

Kỹ sư Xuân Thọ
Gửi cho BBC từ Cologne, CHLB Đức
Theo BBC Tiếng Việt

Ông Stephan Köster (áo đen – cameraman của IK, CHLB Đức) trong ngày 01/5/1975 ở Sài Gòn (ảnh do tác giả cung cấp)

Tôi tuổi Mão, nên chiều mồng hai tết Ất Mão đầu năm 1975, một bất ngờ lớn đã đến với tôi. Ông Huỳnh Văn Tiểng, phụ trách Truyền hình Việt Nam giao cho tôi đi Hải Phòng đón hai “đồng chí Tây Đức” và đoàn xe truyền hình lưu động. – Đọc tiếp >

Bị phạt hơn 11 triệu đồng vì… quả táo trong hành lý xách tay

 

Thụy Miên
Theo Thanh Niên

Báo đài Mỹ đưa tin về vụ việc
Chụp màn hình CBS Philly

Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã phạt một hành khách 500 USD (hơn 11 triệu đồng) vì để dành quả táo do hãng hàng không phát trên chuyến bay từ Pháp để mang vào Mỹ.

Đài Fox 31 Denver ngày 22.3 dẫn lời bà Crystal Tadlock, người bang Colorado, kể lại đã nhận được một quả táo do tiếp viên phân phát cho hành khách làm thức ăn vặt vào cuối chuyến bay từ Paris (Pháp) về Mỹ trong tuần qua. Lúc đó, bà không cảm thấy đói nên quyết định giữ lại cho chuyến bay về Denver. – Đọc tiếp >

“Học chết thôi!”

 

Hà Thanh Hiển
(Nhân ngày sinh V.I.Lenin)

“Học, học và học!” – lời của Lênin theo gốc tiếng Nga đã được các Dịch giả Cách mạng tiền bối Việt Nam chuyển sang tiếng Việt là “Học, học nữa, học mãi”. Từ ba chữ “Học” như mệnh lệnh cứng nhắc trong tiếng Nga chuyển hóa thành một lời khuyên mềm mại đầy thuyết phục trong tiếng Việt, câu dịch thật là hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn nước ta. – Đọc tiếp >

Chuyện cà phê sáng: Cà phê “pin”, ấy chết…

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Sáng sớm nay, vừa thấy 3 cụ Hội cao tuổi Phường và Khà tôi xuất hiện, cô chủ Quán cà phê thân thuộc (có gương mặt phúc hậu giống Nghệ sĩ Điện ảnh Ưu tú Diệu Thuần) đã nhanh nhảu xúc cà phê, rót nước pha 4 phin cà phê theo gu của từng người.Tuy nhiên, sau khi kéo ghế ngồi, tôi lại kêu ly nước chanh muối và 3 cụ kia chỉ kêu chung một ấm trà.

Cô chủ quán mắt nhìn các phin Cà phê lỡ pha, đầu không hiểu có chuyện gì. Khà tôi biết ý, đứng dậy vào phía trong ghé tai cô ấy rằng “Tôi bị viêm họng nên hôm nay dùng chanh muối, mai uống lại cà phê. Còn 3 cụ, nghe nói bị các cụ bà cấm tiệt không được uống cà phê ngoài quán nữa, sợ cà phê bẩn nó tràn tới, uống vào đổ bệnh tâm thần thì khổ con cháu!” – Đọc tiếp >

Cựu chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng cựu trung tướng tình báo bị bắt

 

Lời bàn của nhà báo Huy Đức: Khi ông Trần Quốc Vượng nói, “chết cũng phải xử lý”, thì câu chuyện Đà Nẵng chắc không dừng ở hai ông cựu chủ tịch này(“Trời của Thanh/Đất của Thanh…”).

Theo FB Trương Huy San

 

Ban Thời sự (VnExpress)

Bộ Công an hôm nay đã khởi tố, bắt nhiều cựu quan chức cấp cao của Đà Nẵng và hai cựu công an về hàng loạt tội danh do liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ.

Ngày 17/4, Bộ Công an cho hay Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tiến hành các biện pháp tố tụng, ra quyết định khởi tố bị can với ông Phan Hữu Tuấn cựu trung tướng, cựu phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an).

20h30, hơn 10 công an, đại diện viện kiểm sát đi vào nhà ông Tuấn. Ảnh: Giang Huy

20h30, hơn 10 công an, đại diện viện kiểm sát đi vào nhà ông Tuấn. Ảnh: Giang Huy

– Đọc tiếp >

Cho nó lành

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Nhà có thằng con năm nay lên Trung học Phổ thông. Vợ bàn với Chồng chọn trường cho nó:

VỢ: Anh ơi! Em tính sẽ đầu tư cho con vào một trong các trường…

CHỒNG: Trường nào Em?

VỢ: Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến, Marie Curie hoặc Trần Đại Nghĩa.

CHỒNG: Sao lại là mấy trường ấy?

VỢ: Anh quên rồi sao: cụ Lê quý Đôn là Thần đồng bác học nước ta, cụ Nguyễn Khuyến ba lần đỗ đầu nên được gọi là cụ Tam nguyên, bà Marie Curie là nữ bác học lừng danh đoạt giải Nobel còn ông Trần Đại Nghĩa đã từng tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân 5 trường Đại học danh tiếng ở Pháp, được phong Anh hùng Lao động Việt Nam. Phải cho con vào các trường mang tên các vị ấy thì mới tạo áp lực cho nó học tập giỏi và đỗ đạt cao. – Đọc tiếp >