Về một số đôi câu đối GS Vũ Khiêu soạn cho Thanh Hóa

 

>> Thơ Đường “Hai Lúa” gửi Tuấn Công Thư Phòng

 

Hoàng Tuấn Công
Theo Tuấn Công Thư Phòng

GS Vũ Khiêu đọc Văn bia do chính mình biên soạn tại Văn Miếu Trấn Biên-Ảnh: Báo Đồng Nai

GS Vũ Khiêu đọc Văn bia do chính mình biên soạn
tại Văn Miếu Trấn Biên-Ảnh: Báo Đồng Nai

HH- Suy cho cùng, nếu thiên hạ không có đầy rẫy những kẻ chuộng chữ dở, tin chữ rởm thì cũng đâu có những người cho những chữ ấy để kiếm danh lợi! Mà cái gì, kể cả chữ nghĩa, dù có nhiều nhặn đến đâu mà ai ai gặp cũng xin thì cũng đừng trách cụ phải cố “rặn” ra bấy nhiêu thôi…  🙂

Thời gian qua, bạn đọc gửi đến Tuấn Công Thư phòng khá nhiều câu đối, chúc văn, văn bia,… do GS Vũ Khiêu đề tặng khắp Bắc-Trung-Nam. Đến “vụ” GS Vũ Khiêu tặng câu đối cho hoa hậu “Trí như bạch tuyết…” lại càng thêm nhiều thư từ, tin nhắn, điện thoại. Đáng chú ý có thư của một cán bộ Văn hóa xứ Thanh (đề nghị giấu tên, xin được gọi là ông VH) gửi đến (ngày 16/1/2015-tức trước Tết Nguyên đán Ất Mùi), kèm ảnh chụp bản thảo phô tô có chữ ký của GS AHLĐ Vũ Khiêu. – Đọc tiếp >

Những băn khoăn về Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam

 

>> Thư ngỏ gửi TGĐ Đài Truyền hình VN về “tháp truyền hình cao nhất thế giới”
>> TGĐ Trần Bình Minh: Tháp truyền hình cao nhất thế giới là mơ ước của VTV
>> Tháp truyền hình là biểu tượng thịnh vượng?
>> Nơi chốn của cái “Nhất”

 

Hà Đăng Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Ảnh đồ họa Vnexpress

Ảnh đồ họa Vnexpress

Trong một bài viết trên trang Tuổi trẻ Online ngày 30/3/15, tác giả Huỳnh Phương cho biết một số thông tin về 10 tháp truyền hình cao nhất thế giới như sau:

– Tokyo Nhật Bản , 634m, khánh thành 2012, chi phí 806 triệu USD.
– Quảng Châu Trung Quốc, 600m, khánh thành 2010, chi phí 450 triệu USD.
– Toronto Canada, 553,3m, khánh thành 1976, chi phí 249 triệu USD.
– Matxcova Nga, 540,1m, khánh thành 1967.
– Thượng Hải Trung Quốc, 468m, khánh thành 1994.
– Milad Iran, 435m, khánh thành 2007.
– Kuala Lumpur Malayxia, 421m, khánh thành 1995.
– Thiên Tân Trung Quốc, 415,2m, khánh thành 1991.
– Zhongyuan Trịnh Châu Trung Quốc, 388m, khánh thành 2011. – Đọc tiếp >

Tâm thư của một “con lợn” gửi nhà văn Trang Hạ

 

>>  Trang Hạ: “Đàn ông về nhà chỉ có ăn – tắm – ngủ thì khác gì con lợn”
>> Đàn ông lên tiếng vụ “Đàn ông và con lợn” của Trang Hạ – Lê Hoàng

 

Trương Xuân Thiên
Theo afamily.vn

Nhà thơ trẻ Trương Xuân Thiên: "Chưa làm lợn nên hẳn cô không biết đó thôi, làm lợn cũng chẳng sung sướng gì đâu cô ơi".

Nhà thơ trẻ Trương Xuân Thiên: “Chưa làm lợn nên hẳn cô không biết đó thôi, làm lợn cũng chẳng sung sướng gì đâu cô ơi”.

Ngay sau bài viết “Đàn ông lên tiếng vụ “Đàn ông và con lợn” của Trang Hạ – Lê Hoàng”, nhà thơ trẻ Trương Xuân Thiên đã tự nhận mình là một con lợn và viết thư gửi đến nhà văn Trang Hạ.

Thưa cô Trang Hạ!,

Trước hết tôi xin tự giới thiệu tôi là một thằng đàn ông mà sau khi đọc bài viết của cô tự thấy mình là một con lợn đực. Một con lợn đích thực. Một con lợn giống như bao con lợn khác ở đất nước này từ cổ chí kim đa phần mỗi khi về đến nhà chỉ biết ăn ngủ và… tắm. – Đọc tiếp >

Chuyện leo cây và nước ta lớn hay nhỏ

 

>> 

 

Theo  Blog của 5xu

quangcaoHôm rồi đi uống bia với Lệ Ngưng, cựu ca sĩ văn công quân đội, nàng bảo: nước mình bắt chước cũng không nên thân, cách mạng ô thì ra cách mạng cây.

Bia đang vui, không tiện hỏi nàng nói chữ cách mạng theo nghĩa nào. Cách mạng theo nghĩa ông cụ giải thích là cách cái mạng nó đi, thì đúng là chặt cây rồi.

Lại nhớ đến ngày xưa có chú bé làm tập làm văn, đề bài tả ông ngoại. Chú viết: Ông ngoại em tóc bạc phơ, ngày nào cũng leo cây thoăn thoắt. – Đọc tiếp >

Thư giãn cuối tuần: Thông cáo báo chí của Hiệp hội Đánh Máy Việt Nam

 

>> Văn bản ‘xử lý’ người phát ngôn về đề án cây xanh
>> ĐH Lâm Nghiệp cấm cán bộ phát ngôn vụ 6.700 cây xanh
>> Công an Hà Nội không can thiệp phát ngôn của trường Đại học Lâm nghiệp
>> ‘Hiệu trưởng Đại học Lâm Nghiệp lạm quyền’

 

Theo Blog Tễu

đhln

– Đọc tiếp >

Bệnh kinh niên

 

>> Nếu đúng quy trình thì sai ở đâu?

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

183Mình xin được nhắc lại tóm tắt nội dung hai khúc đối thoại giữa hai cháu học sinh nữ với bác Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP Hồ Chí Minh trong cuộc gặp gỡ đối thoại được tổ chức sáng 25-3-2015 như sau:

Cháu Trần Nguyễn Thụy Khanh: Gần đây bạo lực học đường xảy ra khá nhiều. Khi xem clip ở Trà Vinh, chúng con rất hoang mang, ngay ở trường con cũng có, chúng con rất lo sợ… – Đọc tiếp >

Nghĩ về một anh hùng

 

Hà Thanh Hiển

Thế giới vừa chia tay với một người
Một Anh hùng
(Ngôi vị mà người dân đảo quốc đẹp xinh
Dành cho người cha lập nước của mình)

Người Anh hùng
Không hiện ra sau giáo, mác, gậy tầm vôngLee Kuan Yew
Không có nút bấm hạt nhân
Không hộ tống dàn khoan đi diễu võ
Không đấu pháo qua đường biên ly khai
Không phun hơi cay trên những quảng trường
Vũ khí của Ông :
Những trái tim hòa hợp
Những khối óc nhân tài
Những bài học thật lòng
Không dễ lọt tai

Tôi ước mơ Tổ quốc tôi
Đất nước của Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng
Của những bà mẹ Việt Nam, anh hùng và đau khổ
Của những người con anh hùng gặp nhau đầu ngõ
Gần lại một niềm tin
Anh hùng không biên giới
Kiêu hãnh đầy chân thực :
Được cả một quốc gia thịnh vượng
Mất hết cuộc đời mình  [*]

HTH
25-3-2015

(Tác giả gửi Blog Hahien)

_________________________________________
[*] Ý một câu nói về mình của Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu

Nếu được quyền lựa chọn…

 

Hà Hiển

dauhoi1 Nhân sự kiện Ông Lý Quang Diệu từ trần, dân mạng lại bàn luận về các loại thể chế như độc tài cá nhân, độc tài tập thể, …  và so sánh nó với thể chế dân chủ phương Tây.

Riêng mình thì có quan điểm thế này:

1) Nếu chỉ được quyền lựa chọn giữa các thể chế độc tài đủ các loại, và nếu có thể lựa chọn được, mình sẽ lựa chọn thể chế kiểu Singapore, nếu căn cứ trên quan điểm của khá nhiều người cho rằng thể chế Singapore hiện nay là một kiểu độc tài. – Đọc tiếp>

Đọc ‘Bí quyết hóa rồng’ của Lý Quang Diệu

 

>> Vì sao VN tụt hậu so với Singapore?
>> Ước nguyện lạ lùng trong di chúc của ông Lý Quang Diệu
>> Tôi không phải là người Trung Quốc!

 

Theo Chúng Ta

lee-kuan-yew-ii_1409212189640Bạn có thể không chung chí hướng với tác giả, dấn thân vào chính trị, nhưng nhiệt huyết và tri thức mà ông để lại trên trang sách hoàn toàn có ích cho bạn trên con đường của riêng mình. Và có thể, bạn sẽ thấy yêu quý Singapore hơn.

Mỗi người đến Singapore đều mang về những trải nhiệm khác nhau. Có người coi đây là một điểm dừng chân thư giãn hợp lý trong vài ngày với nhiều trò vui. Có người thích thú với sự văn minh, giàu có, trong lành, sạch sẽ của Singapore. Có người than phiền rằng đó chỉ là một đô thị nhàm chán, thời tiết nhàm chán và dân bản địa lạnh lùng. – Đọc tiếp >

Chuyện hai bác cao tuổi

 

>> Cải cách thể chế từ câu hỏi chưa có lời giải
>> Thứ trưởng Bộ KH & ĐT: “Chúng ta đi mà không biết đi đâu!”
>> Việt Nam sẽ đi về đâu với kinh tế trọng thương, tư bản nhà nước và xã hội thị trường?
>> Con đường đi lên CNXH “đang ngày càng được rõ hơn”…
>> Thể chế toàn trị có phải là điều kiện cần để có CNXH?

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

dau-hoi-cham-1Có hai bác láng giềng là công chức nghỉ hưu về Phường với đầy đủ các thẻ to nhỏ các màu, giờ có thêm cái “Người cao tuổi”, vinh dự tột đỉnh, quyền lợi tức thì đi xe buýt miễn phí nhưng…không cần đi nữa.

Bác về trước, tiếp tục sinh hoạt nhiệt tình và đều đặn – sau đây gọi là bác Tiếp. Bác kia về sau vài năm nhưng mà yếu, đau thần kinh tọa, xin được thôi đi họp – sau đây gọi là bác Thôi. Thỉnh thoảng hai bác sang nhà nhau uống cà phê đàm đạo thời sự, chính trị. Kết thúc câu chuyện, hôm thì hỉ hả bắt tay, hôm thì hậm hực tưởng như bỏ chơi nhưng rồi lại nhớ nhau, gọi nhau, chờ nhau để rồi…lại cãi nhau như Chủ nhật vừa rồi:

Bác Tiếp: Tiến tới đại hội các cấp kỳ này có vấn đề lý luận theo chỉ đạo của trên cần phải làm rõ bác ạ, không thể nói chung chung được nữa.

Bác Thôi: Chuyện gì vậy bác? – Đọc tiếp >