“Hát lên sau bài ca tháng 10″…

 

Hà Hiển (tản mạn)

Hình ảnh st từ Internet

Mình đã chăm chú xem từ đầu đến cuối chương trình văn nghệ và lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga do BCHTW đảng CSVN, quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ và mặt trận tổ quốc tổ chức do VTV phát trực tiếp sáng Chủ nhật vừa qua.

Nhận xét chung: Phần hội có nhiều bài hát Nga và Việt làm cho những người ở lứa tuổi U50 – U60 nhớ lại những kỷ niệm thời quá khứ của mình, trong đó có những hình ảnh của Liên Xô và mối tình hữu nghị Việt – Xô một thời. Phần lễ trang trọng với bài diễn văn dài của TBT Nguyễn Phú Trọng. – Đọc tiếp >

Hội chứng ngậm tăm

 

Đỗ Đức
Theo Blog Đông Ngàn Đỗ Đức

Chỗ tôi, mỗi năm tổ dân phố họp đôi ba lần. Đầu năm phổ biến một số việc của khu dân cư giữa năm kiểm tra và cuối năm tổng kết. Năm nào cũng thế , chục năm tôi về đây thế cả. Việc khối phố chủ yếu là chuyện an ninh trật tự, nếp sống văn hóa. Những gì lình xình như nhà đất tranh chấp hoặc an ninh thì thuộc chính quyền Phường còn khối phố không phải đến tay. Khối phố chủ yếu nghe chính sách và tiếp thu thực hiện là chính.

Phường tôi ở là phường nội thành lên đời khi thành phố kí cái roạch, đang là huyện thành quận, rồi từ quân ngoại thành sang nội thành, nhanh như xe đổ đèo. Nghe thì oách nhưng cảnh quan thì vẫn là làng xưa xóm cũ. Có chăng thêm đội quân môi trường lo dọn rác hàng ngày là mọi người thấy ngay. Còn cấu trúc bộ máy thêm ghế thêm bát và chức năng gì đó thì chẳng ai biết. Mới có mỗi chỗ ấy còn con người thì đều như xưa. Vẫn loa xóm vẫn khẩu hiệu vận động dán tường. Đại loại thế! – Đọc tiếp >

Ai là con, cha mẹ, chó và chủ nhà?

Hà Hiển

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nhà nghèo.”

Ý nghĩa của câu thành ngữ dân gian này là gì thì khỏi phải bàn gì thêm vì tự nó đã nói lên tất cả

Tôi chỉ muốn nói rằng câu thành ngữ này chỉ đề cập trực tiếp đến những mối quan hệ rất cụ thể: cha, mẹ – con cái, chủ nhà – con vật có thể được coi là trung thành nhất với người là con chó. Vì câu này đề cập đến mối quan hệ giữa những chủ thể rất cụ thể mà ngoài chúng ra thì khó có  các chủ thể nào khác tương đương để so sánh, nên khi dùng nó để ám chỉ bất kỳ  mối quan hệ  nào khác thì phải hết sức cẩn thận.

Đọc tiếp

Xin đừng nói thay, nghĩ thay Ngô Bảo Châu!

Hà Hiển

GS Ngô Bảo Châu có nụ cười thật hiền

Suốt mấy ngày qua dân mạng xôn xao cả lên với sự kiện GS Ngô Bảo Châu quyết định đóng blog, trong đó khá nhiều blogger, còm sĩ, nhà báo rồi thậm chí cả cái ông bình loạn viên ở BBC đưa ra kết luận cứ như  đinh đóng cột rằng sở dĩ GS Châu phải đóng blog là vì nhiều người đã chỉ trích GS một cách quá đáng nhân  cái bài anh viết với tiêu đề “Về sự sợ hãi” bình luận về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ. Những người (tự cho là?) hâm mộ GS Châu yêu cầu một số người khác không được đòi hỏi quá nhiều ở GS Châu, rằng những điều GS Châu đề cập trong bài viết là quá đầy đủ rồi.

– Đọc tiếp>

Chán!

Hà Hiển

Blog mình ít “page views”, cũng có lẻ tẻ vài ông bạn thân thỉnh thoảng ghé vào ngó 1 tí nhưng chẳng “còm” bao giờ, gặp nhau chúng nó chỉ nói “biết blog của ông rồi”. Nghĩ blog mình chẳng mấy ấn tượng, thế mà hôm vửa rôi gặp một trong số những thằng bạn ấy, nó hỏi sao lâu không thấy ông viết gì. Hóa ra cũng có người quan tâm đến những bài viết đầy chất “nghiệp dư”  của mình :).

– Đọc tiếp>