Những nước cờ ngoại giao xuất sắc của Kim Jong-un

 

>> Trump khoe thông báo của Tập Cận Bình về cuộc gặp Kim Jong-un

 

Hà Hiển

Những tháng đầu tiên của năm 2018, ông Kim Jong-un đã đi những nước cờ ngoại giao xuất sắc. Nước cờ thứ nhất là hòa dịu với người anh em Hàn Quốc ở phía Nam để thúc đẩy nước cờ thứ hai là đạt được thỏa thuận với Mỹ về một cuộc gặp thượng đỉnh song phương vào tháng Năm tới đây. Từ hai nước cờ đầu tiên thì điều gì phải đến đã đến – đó là việc Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã phải mời  nhà lãnh đạo Kim Jong-un sang Bắc Kinh.

Những nước cờ ấy đã làm thay đổi cách nhìn lâu nay của các nhà quan sát về ông Kim Jong-un, từ một người có vẻ sắt máu và hiếu chiến bậc nhất của thế giới nay người ta thấy ông là một bậc thầy về ngoại giao.

Lôi được Mỹ vào cuộc đối thoại song phương với mình là mục tiêu cao nhất của Kim Jong-un. Và Kim đã biến mong ước ấy của ông thành mong ước của chính Tổng thống Trump của nước Mỹ khi nước cờ đầu tiên của ông Kim – làm hòa với Hàn Quốc – đã khiến cho Mỹ lo ngại là mình bị phớt lờ. Sự lo ngại ấy của Mỹ khiến cho Mỹ coi sự bắn tiếng của ông Kim như vớ được vàng và mau mắn chấp nhận ngay một cuộc đối thoại song phương với Triều Tiên.

Kể từ khi nắm quyền, họ Tập vẫn khinh khỉnh, chưa một lần sang thăm hỏi ông Kim Jong-un mà cũng không có lấy một lời mời ông Kim sang thăm Trung Quốc, hơn thế nữa lại tham gia trừng phạt người anh em đồng minh theo các nghị quyết của LHQ. Nay chỉ sau hai nước cờ của ông Kim, họ Tập đã phải đưa ra lời mời và đón tiếp cực kỳ long trọng ông Kim đến Bắc Kinh để nói chuyện. Tại sao lại như thế. Đơn giản là vì Bắc Kinh cũng lại sợ bị đặt ra rìa, sợ mất vai trò, tầm ảnh hưởng và lợi ích của mình ở khu vực này.

Tương kế tựu kế, họ Tập đã mời Kim đến Bắc Kinh thì ông Kim cũng tận dụng chuyến đi này để tạo ra thanh thế trước cuộc gặp song phương với tổng thống Mỹ Donald Trump. Lấy Mỹ để ép Trung Quốc phải kính trọng mình, rồi lấy sự kính trọng của Trung Quốc đối với mình làm một thứ “bảo hiểm” cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc đối thoại song phương với Mỹ sắp tới, phải nói rằng ông Kim đã đạt đến nghệ thuật tuyệt đỉnh của sự “đu dây” với kết quả là đã đưa vị thế của nước ông lên một tầm rất cao so với chỉ vài tháng trước đây…

HH

—————————————————————————————————————————

Nỗi sợ mang tên Triều Tiên của Trung Quốc

Duy Linh
Theo Tuổi Trẻ

TTO – Cuối cùng thì sau gần 7 năm lên cầm quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đến thăm Trung Quốc. Trong khi truyền thông phương tây tập trung phân tích toan tính của Bình Nhưỡng, họ đã bỏ qua một chi tiết rất đắt.

Nỗi sợ mang tên Triều Tiên của Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh – Ảnh: REUTERS – Đọc tiếp >

Hòn Khoe

 

Hà Thanh Hiển
(Thời sự nóng)

Đồ Sơn sóng trắng, nắng vàng hoe
Hòn Dấu từ nay gọi Hòn Khoe
Mười hai con giáp không quần, váy
Tô hô khoe độ với tè he

27-3-2018
H.T.H
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Bà cụ 86 tuổi quyết ly hôn ông chồng ‘cả đời không một lần rửa bát’

 

Phan Dương
Theo VnExpress

Bà Dung đã muốn ly hôn chồng từ năm 1985, nhưng gia đình động viên nên bà cố sống chung đến tận năm 2016, khi 86 tuổi thì quyết tâm ly hôn. Ảnh: Hoàng Ngân.

Không thể kham nổi tình cảnh phải làm việc nhà một mình suốt đời, bà Dung (quê Thái Bình) đã ly hôn chồng.

Sống trong một viện dưỡng lão ở Hà Đông (Hà Nội) gần 2 năm, bà Lưu Thị Dung vẫn giữ được nếp sinh hoạt như trước. Cứ 4h30′ sáng bà dậy tập trường sinh dưỡng lão. Đến 7h, bà đã vận động cơ thể và ăn sáng xong xuôi. Căn phòng ở trên tầng 3 được bà dọn sạch đến mức cảm tưởng như không có hạt bụi nào.

Ở tuổi 88, bà Dung khỏe mạnh, minh mẫn và là trường hợp hiếm hoi ở đây tự chăm sóc được cho bản thân. “Chỉ hôm nào trời lạnh quá thì tôi mới nhờ các cháu giặt giúp quần áo, còn bình thường tôi tự phục vụ hết”, bà nói. – Đọc tiếp >

Bố giúp con thoát khỏi đám cháy ở Sài Gòn qua điện thoại

 

Mộc Miên
Theo VnExpress

Suốt hơn 2 tiếng con mắc kẹt trên tầng 11 chung cư bị cháy, anh Khoa đã gọi điện hướng dẫn và giúp con an toàn.

Con trai út anh Tam Khoa, Trần Thanh Tùng, 22 tuổi, là một trong những người may mắn thoát khỏi đám cháy tại chung cư Carina, quận 8, TP HCM rạng sáng nay 23/3. Nhờ sự trợ giúp của bố qua điện thoại, chàng sinh viên đã lấy lại bình tĩnh, từng bước làm theo hướng dẫn, giúp bản thân an toàn, trước khi được sự trợ giúp từ lực lượng cứu hỏa. – Đọc tiếp >

Ông Đinh La Thăng có bị oan, có được xét xử công bằng?

 

>> Chúng ta mới là người đáng thương!

 

Hà Hiển

Trong phiên xử vụ PVN góp 800 tỉ đồng vào OceanBank đang diễn ra, ông Đinh La Thăng tự bào chữa là ông không có tội. Luật sư bào chữa cho ông ấy bảo ông ấy bị oan. Còn một số nhà báo thì đang kêu ông ấy bị xử không công bằng.

Nếu ở vị thế của ông Thăng bây giờ thì tui cũng cãi như thế. Còn luật sư bào chữa cho ông thì tất nhiên là phải tìm mọi cách để bảo vệ cho ông ấy rồi. Đấy vừa là chuyên môn vừa là đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Mấy ông nhà báo thì… xin không bàn đến vì viết xuôi rồi viết ngược là nghề của mấy lão ấy. – Đọc tiếp >

Chuyện cà phê sáng: 50 năm tuổi chùa

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Khà tôi lâu nay chăm hầu chuyện các cụ Hội cao tuổi Phường tại quán cà phê đầu xóm nhưng lại chưa phải là Hội viên. Hôm rồi được các cụ động viên và hướng dẫn nên tôi đã mạnh dạn làm lá đơn kèm theo tờ sơ yếu lý lịch để xin vào Hội.

Sáng nay ngang qua quán cà phê, Khà tôi được mấy cụ Trưởng lão ới gọi vào. Những tưởng được thông báo về ngày được công nhận Hội viên cao tuổi thì lại bị các cụ chất vấn rằng “Trong lý lịch của anh, ngoài tuổi đời, tuổi quân, tuổi đảng sao lại có cả tuổi chùa 50 năm nghĩa là sao, các lão đây không hiểu?” – Đọc tiếp >

Vì sao “trên bảo dưới không nghe”?

 

Mạc Văn Trang
Theo Blog Tễu

Ông Phan Văn Khải biểu hiện là người chất phác, thật thà, vụng về ít nhất ở hai sự kiện: ông loay hoay cầm tờ giấy khi gặp, hội kiến với tổng thống George W. Bush và khi ông phát biểu tại hội nghị, rằng tình trạng “Trên bảo, dưới không nghe” đang cản trở đổi mới…

Vấn đề muốn bàn ở đây, là tại sao lại có tình trạng : “Trên bảo dưới không nghe”? Phải chăng đó chính là cơ chế: Đảng lãnh đạo tập thể, Nhà nước quản lý, đã khiến các thủ trưởng cơ quan khó thực hiện được ý nguyện cá nhân. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói chuyện ở Bộ Đại học (thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu), rằng tôi có hai kỷ lục: Một là thủ tướng lâu nhất, hai là thủ tướng bất lực nhất (chắc là so với thế giới); tôi muốn cách chức một thằng thứ trưởng mà cũng không được! Rồi ông giơ hai tay chỉ lên trời, lắc đầu, một động tác tỏ rõ sự bực bội và bất lực. – Đọc tiếp >

Khối ông chết vì ham của lạ ở Sa Pa

 

Nguyễn Huy Cường
Theo Blog Tễu

Tham quan Sapa xong, trở về trên những khuc cua vừa hiểm nguy vừa thú vị hướng ra phía Lao Cai.

Doc đường, người dân miền núi bày bán những sản phẩm nông nghiệp, đồi rừng bắt mắt và hấp dẫn.

Những gia đình sở hữu chiếc xe ô tô nhỏ thì thật là lý tưởng cho việc mua sắm. Chỉ hơn ba giờ lướt trên cao tốc là về đến miền xuôi Việt Trì, Vĩnh Phúc, Hà Nội đem theo những hàng hóa như nấm , rau, măng, linh chi…xem như sạch, ngon làm quà.

Ấy vậy nhưng, đôi khi xảy ra những bi kịch.

Ở một cái cua nguy hiểm, lái xe giảm tốc độ chầm chậm thì nhận ra hai ba anh em người vùng cao, tay súng, tay xách mấy con thú nhỏ, có con vẫn còn sống ra bìa rừng. – Đọc tiếp >

Vụ MobiFone mua AVG: Vô hiệu, chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng?

 

Nguyễn Tiểu Ngộc Tam
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Vụ MobiFone mua AVG, rồi hai bên chấm dứt hợp đồng vẫn còn đang nóng rừng rực. AVG phải trả lại tiền cho MobiFone, lại còn kèm theo lãi nữa. Có ý kiến cho rằng như thế nhà nước không mất gì, lại còn được lợi. Thật là một kết thúc hoàn hảo cho MobiFone.

Mình thấy có điều gì lăn tăn ở đây. Bèn giở Bộ Luật Dân sự, xem các điều nói về các trường hợp đổ vỡ, đứt gánh giữa đường của hợp đồng thương mại.

Thấy rằng có ba khái niệm riêng biệt và rõ ràng. Đó là hợp đồng bị vô hiệu, hợp đồng bị chấm dứt và hợp đồng bị hủy bỏ. Với mỗi trường hợp, nguyên nhân khác nhau, chủ thể khác nhau, giải quyết hậu quả cũng khác nhau. – Đọc tiếp >

Hãy biết sợ xe đầu kéo

 

>> Kinh nghiệm đi cạnh xe tải, xe công-ten-nơ
>> Lại xảy ra tai nạn giao thông tại giao lộ
>> Tránh chuyển làn đột ngột tại các điểm “mũi tàu”

 

Hải Kar
Theo Soha

Nếu ví chiếc xe con của bạn như một chú thỏ xinh xắn mĩ miều, thì xe container chẳng khác gì con gấu thô kệch: Một cú vuốt má âu yếm của nó cũng khiến thỏ kia nát nhừ.

 Bị “công” đè – chuyện nhạt nhưng bi thảm

Vụ tai nạn xe đầu kéo khiến tôi nhớ chuyện một ông anh.

Quãng năm 1998, ông anh đó có chiếc Mazda 626 – tiền thân của chiếc Mazda6 bây giờ. Anh đi rất giữ xe. Anh lái luôn từ tốn. Từ tốn khiến tôi phát hoảng. Có lần đi Hải Phòng trên đường 5 (cũ), khi vượt “xe công” anh cứ điềm đạm giữ số 5 để vượt. – Đọc tiếp >