Bổ sung khẩu hiệu thi đua cho ngành giáo dục – đào tạo

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Ngành ta có cặp khẩu hiệu thi đua nổi tiếng đi cùng năm tháng đến tận bây giờ và chắc sẽ còn đi tiếp mãi, đó là DẠY THẬT TỐT- HỌC THẬT TỐT. Sau này hình như có nơi đã rút gọn lại thành DẠY TỐT – HỌC TỐT ?

“2 Tốt” nêu trên theo mình còn nhớ, xuất phát từ phong trào thi đua “Tiếng trống Bắc Lý” của ngành Giáo dục, đồng hành với “Sóng Duyên Hải” trong Công nghiệp, “Gió Đại Phong” trong Nông nghiệp và nhiều phong trào của các ngành nghề, địa phương khác nữa từ những năm đầu xây dựng Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó cụm chữ “Mái trường Xã hội chủ nghĩa” trở thành niềm tự hào được ghi nhận trong quá trình học tập, trưởng thành của các thế hệ học sinh Miền Bắc, trong đó có mình. (Để phân biệt với học trò dưới các mái trường khác cùng thời ?). – Đọc tiếp >

Có một thứ văn hóa đang kìm hãm sức mạnh và hủy hoại người Việt

 

Thuần Dương
Theo Đại Kỷ Nguyên

Với nhiều người ngoại quốc, Việt Nam là những bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, là món Phở thơm đầy hương vị, là những ruộng bậc thang vàng óng ả, là cốc cà phê quyến rũ hơn hết thảy các loại cà phê trên thế giới…

Nhưng nước Việt đẹp nhất là con người Việt, là chủ thể tạo nên những giá trị cốt lõi nhất của một Việt Nam đầy khác biệt. Tổ quốc không phải chỉ là một mảnh đất, vài hòn đảo, nếu chỉ dồn mọi căm hận để đòi giữ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đã quên đi mất sức mạnh dân tộc thật sự đến từ đâu. – Đọc tiếp >

John McCain trong hồi ức của cựu trại trưởng Hỏa Lò

 

HH – Trong bài báo dưới đây, mình thấy có những thông tin khá thú vị sau:

1) Ông McCain bảo khi bị giam ở Việt Nam thì “bị cai tù đánh”. Ông Duyệt, người “cai tù trưởng” thì phủ nhận chuyện này nhưng gián tiếp xác nhận có việc các cai tù đã “hành xử không thích hợp” khi ông bảo mình đã “xử phạt” những cai tù có hành xử như vậy.

2) Ông Duyệt bảo ông McCain “lì lợm”, nhưng ông Duyệt lại bảo “thích tranh luận” với McCain vì chính cái sự “lì lợm” này??? He he, mình chưa hình dung ra cái sự “tranh luận” ấy trong môi trường trại giam nó như thế nào khi tù nhân thì “lì lợm” mà lại có các cai tù “hành xử không phù hợp”.

3) Mình không hẳn tin hoàn toàn vào những điều McCain nói. Nhưng nếu hỏi tin ai hơn thì mình tin ông McCain hơn tin ông Duyệt vì lẽ McCain công khai phát ngôn những điều này khi các “cai tù” như ông Duyệt còn sống, còn ông Duyệt phát ngôn khi MCain đã chết rồi, không “tranh luận” lại được. 🙂

4) Người Mỹ thường hay thích gặp lại cảnh cũ, người xưa. Vậy thì lý do gì khiến “ông Duyệt không có cơ hội gặp lại McCain kể từ khi ông được phóng thích…” ? Vì ông McCain không thích hay… sợ không dám “tranh luận” với ông Duyệt nữa? Hay vì lý do nào khác? Hỏi chỉ để mà suy ngẫm thôi, vì ông McCain đã chết rồi…

Vì thế đọc bài dưới đây cũng chỉ để suy ngẫm thôi… 🙂

John McCain trong hồi ức của cựu trại trưởng Hỏa Lò

 

Phạm Huyền
Theo VnExpress

Ông Trần Trọng Duyệt trong căn phòng có ảnh chụp các cựu tù binh Mỹ ở nhà riêng tại Hải Phòng hồi tháng 1. Ảnh: AFP

Trong trí nhớ của ông Trần Trọng Duyệt, John McCain là một tù nhân rất thẳng thắn và thường xuyên tranh luận gay gắt về chiến tranh Việt Nam.

“Sự lì lợm, lập trường mạnh mẽ là điều khiến tôi thích tranh luận với ông ấy”, đại tá đã nghỉ hưu Trần Trọng Duyệt, chia sẻ với AFP hôm qua. Ông Duyệt là trại trưởng trại tù Hỏa Lò ở Hà Nội từ năm 1968 đến 1973, nơi được các tù binh Mỹ mệnh danh là “khách sạn Hilton Hỏa Lò”.

Thượng nghị sĩ McCain bị giam tại đây trong 5 năm rưỡi, từ tháng 10/1967, sau khi máy bay do ông điều khiển tham gia chiến dịch ném bom miền Bắc bị bắn rơi và phải nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch. Với một chân và hai cánh tay bị gãy, ông được chuyển vào nhà ngục đông đúc, nơi khoảng 500 tù binh chiến tranh đang bị giam giữ. – Đọc tiếp >

Ký ức về một thời đã qua (23): Rằm Tháng Bảy ăn dứa và nhớ Bố

 

>> Hà Thanh Hiển: Ký ức về một thời đã qua 

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Rằm Tháng Bảy giữa Mùa Vu Lan báo hiếu, thường trong tâm thức những người con là dịp tưởng nhớ và tri ân công sinh thành của Mẹ mà ít nhắc đến Bố. Điều này cũng tựa như là Nhà nước ta đã chính thức lập ra Danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng mà không có các Bố Anh hùng Việt Nam.

Riêng mình, Rằm Tháng Bảy này, đương nhiên ngoài nỗi nhớ Mẹ, mình thấy nhớ Bố hơn một chút. Nguyên nhân là do… Quả Dứa mà người Miền Nam gọi là Trái Thơm hay Khóm Thơm, được Thế giới mệnh danh là Nữ Hoàng của muôn loài quả quý. – Đọc tiếp >

Ai cho dân Việt làm người lương thiện?

 

Phan Thế Hải
Theo FB Phan Thế Hải

Chiều muộn, ông bạn háo hức gọi: Qua đây xem truyền hình trực tiếp ông ơi, tuyển Việt Nam đang thắng. Tôi bảo: làm điếu gì có bản quyền mà xem! Hắn bảo: xem lậu ông à, qua các kênh online! Quả thật tới nơi thấy cả đám đang xúm xít vào màn hình máy tính xem tường thuật trực tiếp qua kênh Xoilac.TV.

ASIAD là sự kiện thể thao lớn nhất châu lục. Những cuộc tranh tài sòng phẳng, công khai đang diễn ra ở đất nước vạn đảo. Đoàn Việt Nam đang đại diện cho màu cờ sắc áo quốc gia tranh tài ở đó. – Đọc tiếp >

Giữa thế giới ẩm thực, nghĩ về chữ cà phê ‘Việt’

 

Nguyễn Quang Lập
Theo Thanh Niên

Tôi không phải là ẩm thực gia, với văn hóa ẩm thực tôi thực sự yếu kém nhưng cũng như bao người Việt, tôi quan tâm tới những món ăn đồ uống Việt được thế giới biết đến. Đó là niềm tự hào đất nước của mỗi người.

Những hạt cà phê ở nông trường CADA - Đắk Lắk nơi những cây cà phê đầu tiên được người Pháp đem sang trồng ở Việt Nam

Những hạt cà phê ở nông trường CADA – Đắk Lắk nơi những cây cà phê đầu tiên được người Pháp đem sang trồng ở Việt Nam – Đọc tiếp >

Thương tiếc Nhà báo Bùi Tín

 

Phan Thế Hải
Theo FB Phan Thế Hải

Cuối tuần lượn lờ vào xứ Thanh, về HN mở mạng thấy Nhà báo Bùi Tín đã qua đời. Xin được viết vài dòng bày tỏ lòng thương tiếc với một Nhà báo đáng kính.

Bùi Tín sinh năm 1927, thuộc thế hệ cha chú. Tôi nghe danh ông đã lâu, đọc bài ông viết đã nhiều những chưa một lần gặp mặt.

Cách đây vài chục năm, sau khi đã lội vào mọi ngõ ngách của đời sống đất nước khảo sát về cuộc mưu sinh của người Việt, tôi quan tâm nhiều hơn đến các chính sách, đặc biệt là ở tầm vĩ mô. Cũng từ đây, tôi đọc những bài viết của ông nhiều hơn được đăng rải rác ở các báo online. – Đọc tiếp >

Nghịch lý và Ngộ nhận về Chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung

 

Nguyễn Quang Dy
Theo viet-studies

Gần hai tháng qua, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã trở thành tâm điểm của dư luận thế giới, gây tranh cãi tại Washington và làm đau đầu Bắc Kinh (cũng như các thủ đô khác). Để hiểu diễn biến phức tạp và hệ quả khôn lường của cuộc chiến tranh thương Mỹ-Trung, cần lý giải một số nghịch lý và ngộ nhận liên quan đến sự kiện quan trọng này.

Cách đây khoảng vài thập kỷ, có một nhà tư tưởng giáo dục (hình như Peter Drucker) đã nói rằng giáo dục truyền thống dạy học viên về một thế giới không còn tồn tại (traditional education teaches students about a world that no longer exists). Thế giới ngày càng phi truyền thống và biến động khôn lường (như đoàn tầu siêu tốc), nhưng tư duy con người vẫn chuyển chậm (như chiếc xe ngựa cũ). Làm sao chiếc xe ngựa 0.4 đuổi kịp đoàn tầu 4.0? – Đọc tiếp >

“Navigation at sea” và “Hành hải”

 

Hà Hiển

Một con tàu đang hành hải trên biển (Ảnh: Internet)

Ở bài viết “Tự do hàng hải” hay “Tự do đi lại”? tôi đã phân tích để đưa đến kết luận cụm từ “freedom of navigation” có nghĩa là “tự do đi lại” chứ không phải là “tự do hàng hải” như cách dịch mà sách báo tiếng Việt (kể cả các trang tiếng Việt của các hãng truyền thông nước ngoài như BBC hay VOA) đang sử dụng hiện nay.

Xin lưu ý lại một lần nữa, “navigation” nếu chỉ đứng một mình thì không chỉ có nghĩa là “đi lại bằng đường biển” mà còn có nghĩa “đi lại bằng đường không” nữa.

Chỉ khi có cụm từ “at sea” đi kèm thì nó mới diễn tả việc đi lại ở biển. Nhưng ngay cả khi ấy thì “navigation at sea” cũng chỉ là một hoạt động hàng hải cụ thể trong số nhiều hoạt động hàng hải khác, tức là nó có nghĩa hẹp hơn nhiều so với “hàng hải” nói chung. – Đọc tiếp >

“Tự do hàng hải” hay “Tự do đi lại”?

 

>> Asean và Trung Quốc Bắt Đầu Đồng Ý về Một Bản Dự Thảo Duy Nhất cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC)

 

Hà Hiển

Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do đi lại ở Biển Đông (Hình: Internet)

Lâu nay, sách báo tiếng Việt, kể cả các văn kiện ngoại giao của Nhà nước thường đề cập đến cụm từ “tự do hàng hải” khi trích dẫn các quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông, ví dụ:

“ Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ đối với tự do hàng hải trên biển Đông và tự do thương mại” (Lao Động online 5/3/3018)

“Mỹ khẳng định tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông” (Tin Túc online 30/5/2018)

v.v …. – Đọc tiếp >