Chất Lượng Nghị Sĩ Việt Nam

 

Hoàng Hữu Phước, MIB
Theo hoanghuuphuocvietnam

chat-luong-nghi-si

A- Nhìn qua vài ngôi sao đắc cử Quốc Hội

chattt-luong-nghi-si

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XIV (2016-2021) Trịnh Xuân Thanh, Cử nhân Quy Hoạch Kiến Trúc, đào tẩu bị truy nã toàn cầu.

Qua báo chí, độc giả biết tin Đại Biểu Quốc Hội Khóa XII, XIII, XIV Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh, hoàn tất thủ tục để gia đình trở thành công dân nước khác để đem gia tài kếch sù bỏ Việt Nam chạy ra nước khác. – Đọc tiếp >

Kinh nghiệm sáng tác

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Trong buổi gặp mặt Tân niên trước ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, bác Khà, thành viên cao tuổi nhất Cơ quan cao hứng xung phong hát tặng mọi người một bài hát rồi lại ngâm thêm một bài thơ nữa. Đều là tiết mục tự biên cả.

Xong. Một số vỗ tay rào rào, chắc là không khen đểu? Một số lắc đầu bĩu môi, chắc là chê thật! Riêng Đồng chí Giám đốc Cơ quan lên bắt tay cám ơn và trân trọng lì xì bác một chiếc phong bao đỏ thắm, bên trong có bao nhiêu chưa biết nhưng chắc chắn là tiền. Tiền mới. Tiền thật. – Đọc tiếp >

Nỗi oan ức của Nam Tào Bắc Đẩu

 

Hà Văn Tiện
(Tác giả gửi Blog Hahien)

namtaobacdauChuyện này đọc trong sách đã lâu, sợ tuổi già lú lẫn hay quên nên mình chép lại để lưu giữ lâu dài.

Hai vị Nam Tào Bắc Đẩu được Ngọc Hoàng giao giữ sổ sinh sổ tử của dân hạ giới. Ngày nào được sinh ra, ngày nào về với cát bụi của từng người được ghi rõ trong các cuốn sổ ấy.

Có kẻ thường dân còn trẻ, hiền lành chăm chỉ nhưng thầy tướng bảo rằng đoản mệnh, thọ không quá hai mươi năm. Một đêm, ngoài trời mưa gió, kẻ ấy ngồi chong đèn đọc sách. Nghe ngoài vách liếp có tiếng gọi, chạy ra mở cửa, thấy một ông lão xin vào nhờ được trú mưa qua đêm. – Đọc tiếp >

Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai

 

>> Vài nhời trao đổi với con trai ông Lê Duẩn

Tiến sĩ Lê Kiên Thành
Theo An Ninh Thế Giới

 1-3-1987 có lẽ là ngày không thể quên được trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam thế hệ chúng tôi, đó là ngày mà chính phủ chính thức tiến hành giải thể các trạm kiểm soát hàng hoá trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá.

Thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra và trưởng thành trong thời bao cấp lần đầu tiên có khái niệm về thị trường, về một nền kinh tế hàng hoá thực sự. – Đọc tiếp >

Học sinh gãy chân không nguy hiểm bằng Hiệu trưởng “gãy lương tâm”

 

>> Chủ tịch Hà Nội: Cách chức Hiệu trưởng, Hiệu phó tiểu học Nam Trung Yên để điều tra
>> Chi tiết vụ taxi chở Hiệu trưởng đâm gãy chân học sinh

 

Hiệu Minh
Theo Soha

Cô hiệu trưởng và trò bị gẫy chân. Ảnh: SOHA

Cô hiệu trưởng và trò bị gẫy chân. Ảnh: SOHA

Kết luận cuối cùng về việc bà hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên có ngồi trên taxi đâm gãy chân học sinh hay không, có thể sẽ được đưa ra vài ngày nữa.

– Đọc tiếp >

Sát thủ áo LoL

 

hqdefault+ Báo cáo thủ trưởng, bọn Mã phát hiện nghi phạm là một con mặc áo LoL. Đây ảnh nó đây.

+ Nhìn cái áo LoL này hơi rộng nhỉ?

+ Dạ, cáo cáo anh, nhìn ảnh thì con này LoL hơi rộng.

*

+ Báo cáo thủ trưởng, bọn cảnh sát Mã bắt được sát thủ rồi, chính là cái con áo LoL.

+ Lúc bị bắt nó có mặc cái áo LoL ấy không?

+ Dạ, báo cáo anh, con ấy chả mặc cái áo LoL nào cả.

– Đọc tiếp >

Hành khúc tuần dương

 

Nhạc và lời: Hà Thanh Hiển (CCB Hải quân)
Tốp ca nam lính biển hát (Đài TNVN thu thanh).
(Sáng tác và thu thanh thời kỳ chiến tranh biên giới)

– Xem lời ca >

Các Anh vui lòng lên Facebook nhé!

 

>> Cựu binh chiến tranh biên giới: ‘Không sợ kẻ thù, chỉ sợ lãng quên’

 

Biếm họa của Lê Anh Phong
Nguồn: FB NQL

16729125_1761949190787649_2861984595531712657_n

 

Gửi em ở cuối sông Hồng

 

Dương Soái
Nguồn: Internet

(2/1979)

Hình: Internet

                      Hình: Internet

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét   
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không? – Đọc tiếp >

Súng & Hoa Đào (Chiến sự 17-2-1979 qua lời kể của những nhân chứng đặc biệt)

 

Huy Đức
Theo FB Truong Huy San

17-2-2017

Lạng Sơn 1979 (Ảnh: Internet)

Lạng Sơn 1979 (Ảnh: Internet)

Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Người ở đầu dây bên kia, người khiến Nguyễn Duy đưa ra quyết định đó là Hoàng Thị Tú: một trong bốn “tự vệ” giáo viên của trường Đông Kinh Phố; là “Em, hoa đào muộn”; là một trong những “thường dân” cuối cùng cùng nhà thơ Nguyễn Duy rút khỏi Lạng Sơn vào ngày 24-2-1979. – Đọc tiếp >