AMERICAN WAR trong THE VIETNAM WAR

 

>> Những gì được kể trong “The Vietnam War”

 

Huy Đức
Theo FB Truong Huy San

Thomas Vallely, cố vấn cao cấp cho bộ phim và tác giả Huy Đức (Nguồn ảnh: FB Truong Huy San).

Tối Chủ nhật Mỹ, tức là 8 giờ sáng thứ Hai, 18-9-2017, PBS sẽ khởi chiếu bộ phim tài liệu 10 tập: The Vietnam War. Tôi không thể viết về bộ phim này hay như Lê Hồng Lâm, Mạnh Kim, Nguyễn Quang Lập… và đặc biệt là Hồng Ánh. Với tư cách là người Việt Nam đầu tiên được coi trọn bộ 10 tập, bản nháp, và sau khi coi lại vài lần bản hoàn chỉnh, tôi chỉ xin “gạch vài đầu dòng” nhận xét cá nhân.

Năm 1983, qua màn hình 17 inch, đen trắng, của trường sỹ quan Hóa Học, chúng tôi được coi bộ phim “Vietnam: A Television History”. Có thể nói, những thước phim tư liệu lúc đó đã ám ảnh những người lính sắp đeo quân hàm trung úy và sắp được gửi đi chiến trường Campuchia hoặc Biên giới phía Bắc (dù phần lớn trong chúng tôi đã trải nghiệm hai chiến trường đó trước khi về trường). – Đọc tiếp >

Tư liệu: Bức thư Nguyễn Khắc Viện gửi Tố Hữu

 

>> Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

 

Blog Tễu

 

Ngày 30 – 11 – 1986

Kính gửi anh Tố Hữu

Hôm nay nhân xem lại vài bài dịch thơ anh trong Anthologie de la littérature vietnamiene (Tuyển tập Văn học Việt Nam), thấy không thể không gửi cho anh bức thư này. – Đọc tiếp >

Lé báy…

 

Lưu Trọng Văn
Theo FB Lưu Trọng Văn

Nghệ sĩ Hùng Cường thời trẻ (Ảnh: st trên mạng)

Nghệ sĩ Hùng Cường thời trẻ (Ảnh: st trên mạng)

“Ai đã từng qua Cứu Long Giang, Cứu Long Giang sóng trào nước xoáy, ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn ba trăm lẻ báy, lé báy…”

Gã một lần nghe ca sĩ Hùng Cường hát bài hát một thời kháng chiến chống Pháp ấy giữa một sân khấu ở Sài Gòn.

Rực cháy.

Tối qua, Tuấn, “chàng trai nước Việt” từ Sài gòn nhỏ về Sài Gòn lớn rủ gã ăn lẩu dê cùng Quang Đại. Gã kể kỷ niệm năm 1979 gã được nghe Hùng Cường (ông già của Quang Đại) hát bài hát Tiểu đoàn 307. Đại nói, sau buổi hát ấy ông già còn một suất hát tại rạp Đại Quang. Khán giả đông nghẹt. Khi giới thiệu ca sĩ Hùng Cường lên hát, tiếng vỗ tay quá trời. Nhưng ông già bị lực lượng an ninh chặn lại không cho lên sân khấu vì giấy phép cho hát tạm thời của chính quyền lúc đó đã hết hạn, trước đó, ông đã cố chạy xin gia hạn nhưng những vị có chức trách cố tình lẩn trốn.

Ông già năn nỉ xin mấy anh em an ninh cho hát dù một bản thôi vì lỡ bán vé cho khán giả rồi. Không được, cuối cùng ổng chỉ xin lên chào khán giả. Người ta đành chấp nhận để ổng lên.

Ổng lên. Ra trước sân khấu đột ngột quỳ xuống rồi cúi lạy khán giả. – Đọc tiếp >

Con ruột đấu tố mẹ mình: Về cơ bản thì “không sai”???

 

>>  Đèn Cù
>>  Thư nhà văn Nguyễn Khải gửi nhà văn Trần Đĩnh
>> Cuộc hành hình Cụ Nghè Cơ và bài thơ “Đồng chí của tôi”
>> Qua sai lầm trongCải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo

 

Đỗ Thành Công
Theo Blog Kim Dung

9040f-40image(trích):  “Nhìn chung, cuộc CCRĐ tại miền Bắc thời điểm ấy với những mục tiêu như xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt những thành phần Việt gian (chống chính quyền), địa chủ… tịch thu ruộng đất cho bần nông, cố nông – đưa ruộng đất trở về với dân cày về cơ bản là không sai.” (hết trích) (VNTB – Cải cách ruộng đất: Hỏng, đủ, không nhất thiết và chìa khóa) Chu Văn Biên, cựu thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp, là người đã đấu tố mẹ mình. Theo Đèn Cù, Biên là bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ – Tỉnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân dằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”

– Đọc tiếp>

Ngày này 40 năm trước…

Hà Hiển

Hôm nay 30/3, kỷ niệm 40 năm ngày bắt đầu một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam (*) – đó là ngày nổ ra cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy mùa (cuối) Xuân 1972″ theo cách gọi của “Việt Cộng” hay còn có tên gọi khác mà phía Việt Nam Cộng Hòa hay sử dụng là “Mùa hè đỏ lửa” kéo theo những trận đánh ác liệt tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc, Bình Long… mà điển hình là cuộc giằng co đẫm máu nhất tại Thành Cổ Quảng Trị với nhiều người chết nhất, không chỉ là binh sĩ của cả 2 phía mà cả hàng chục vạn dân thường trên đường di tản khỏi những “cối xay thịt”

Có một sự kiện đặc biệt xảy ra vào giai đoạn đầu của chiến dịch. Đó là việc  Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 của “ngụy” đã ra lệnh cho toàn thể binh sĩ “phản chiến, mang súng trở về với nhân dân” – theo cách nói của phía bên này (hoặc có thể chỉ đơn thuần là “ra hàng” –  theo cách nói của phía bên kia). Lúc ấy báo chí miến bắc đồng loạt đưa tin Trung tá Đính được gia nhập “Quân giải phóng” và được giữ nguyên cấp bậc và chức vụ

Không rõ cả cái trung đoàn “ngụy” ấy có trở thành một trung đoàn “Quân giải phóng” không và số phận ông Đính từ đó cho đến bây giờ ra sao?

Đọc thêm thông tin về chiến dịch đẫm máu này này trên trang   WIKIPEDIA:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Xu%C3%A2n_-_H%C3%A8_1972

Và có thể xem một số hình ảnh về chiến dịch này trên trang sau:

http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157626022050434/detail/

__________________________________________________________________________________________

(*)  Cho đến nay vẫn còn có những quan điểm rất khác nhau về việc nên đặt tên cho cuộc chiến này là gì – Đọc thêm bài của GS Lê Xuân Khoa đã đăng trên BBC:  30 năm gọi tên gì cho cuộc chiến?