Những nước cờ ngoại giao xuất sắc của Kim Jong-un

 

>> Trump khoe thông báo của Tập Cận Bình về cuộc gặp Kim Jong-un

 

Hà Hiển

Những tháng đầu tiên của năm 2018, ông Kim Jong-un đã đi những nước cờ ngoại giao xuất sắc. Nước cờ thứ nhất là hòa dịu với người anh em Hàn Quốc ở phía Nam để thúc đẩy nước cờ thứ hai là đạt được thỏa thuận với Mỹ về một cuộc gặp thượng đỉnh song phương vào tháng Năm tới đây. Từ hai nước cờ đầu tiên thì điều gì phải đến đã đến – đó là việc Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã phải mời  nhà lãnh đạo Kim Jong-un sang Bắc Kinh.

Những nước cờ ấy đã làm thay đổi cách nhìn lâu nay của các nhà quan sát về ông Kim Jong-un, từ một người có vẻ sắt máu và hiếu chiến bậc nhất của thế giới nay người ta thấy ông là một bậc thầy về ngoại giao.

Lôi được Mỹ vào cuộc đối thoại song phương với mình là mục tiêu cao nhất của Kim Jong-un. Và Kim đã biến mong ước ấy của ông thành mong ước của chính Tổng thống Trump của nước Mỹ khi nước cờ đầu tiên của ông Kim – làm hòa với Hàn Quốc – đã khiến cho Mỹ lo ngại là mình bị phớt lờ. Sự lo ngại ấy của Mỹ khiến cho Mỹ coi sự bắn tiếng của ông Kim như vớ được vàng và mau mắn chấp nhận ngay một cuộc đối thoại song phương với Triều Tiên.

Kể từ khi nắm quyền, họ Tập vẫn khinh khỉnh, chưa một lần sang thăm hỏi ông Kim Jong-un mà cũng không có lấy một lời mời ông Kim sang thăm Trung Quốc, hơn thế nữa lại tham gia trừng phạt người anh em đồng minh theo các nghị quyết của LHQ. Nay chỉ sau hai nước cờ của ông Kim, họ Tập đã phải đưa ra lời mời và đón tiếp cực kỳ long trọng ông Kim đến Bắc Kinh để nói chuyện. Tại sao lại như thế. Đơn giản là vì Bắc Kinh cũng lại sợ bị đặt ra rìa, sợ mất vai trò, tầm ảnh hưởng và lợi ích của mình ở khu vực này.

Tương kế tựu kế, họ Tập đã mời Kim đến Bắc Kinh thì ông Kim cũng tận dụng chuyến đi này để tạo ra thanh thế trước cuộc gặp song phương với tổng thống Mỹ Donald Trump. Lấy Mỹ để ép Trung Quốc phải kính trọng mình, rồi lấy sự kính trọng của Trung Quốc đối với mình làm một thứ “bảo hiểm” cho những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc đối thoại song phương với Mỹ sắp tới, phải nói rằng ông Kim đã đạt đến nghệ thuật tuyệt đỉnh của sự “đu dây” với kết quả là đã đưa vị thế của nước ông lên một tầm rất cao so với chỉ vài tháng trước đây…

HH

—————————————————————————————————————————

Nỗi sợ mang tên Triều Tiên của Trung Quốc

Duy Linh
Theo Tuổi Trẻ

TTO – Cuối cùng thì sau gần 7 năm lên cầm quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đến thăm Trung Quốc. Trong khi truyền thông phương tây tập trung phân tích toan tính của Bình Nhưỡng, họ đã bỏ qua một chi tiết rất đắt.

Nỗi sợ mang tên Triều Tiên của Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh – Ảnh: REUTERS – Đọc tiếp >

Triều Tiên và Mỹ phát tín hiệu muốn đàm phán trực tiếp song phương, Trung Quốc lo bị cho ra rìa?

 

Hà Hiển

HHTheo những thông tin mới nhất, qua những người anh em Nam Hàn, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang phát tín hiệu muốn đàm phán trực tiếp với Mỹ và phía Mỹ đã phản ứng rất tích cực. Nếu không có điều gì bất thường xảy ra thì 2 bên sẽ gặp nhau vào tháng 5/2018. Nếu điều này xảy ra và đưa đến kết quả tốt đẹp thì đó là một điều tốt lành cho cả hai miền Triều Tiên và cho hòa bình thế giới. 

Nếu còn có ai đó không muốn điều này xảy ra thì chỉ có thể là các nhà lãnh đạo Trung Quốc vì việc hai bên Mỹ – Triều Tiên chấp nhận đàm phán song phương cũng có nghĩa là chấm dứt vai trò của Trung Quốc trong ván cờ. Đây là nước cờ sáng suốt “loại Trung – hướng Mỹ” của ông Kim Jong-un. 

Một người thông minh và quỷ quái như Kim Jong-un thì hẳn là thừa biết chơi với Mỹ hay với Trung Quốc thì lợi hơn. Tên lửa Triều Tiên còn lâu mới chạm được đến đất Mỹ. Kim biết điều đó và Trump thì còn biết điều đó rõ hơn. Chìa tay ra cho Kim, người Mỹ sẽ có một cơ hội có một không hai trong lịch sử là lấy Triều Tiên làm đối trọng để cân bằng lại với Trung Quốc tại khu vực Đông Bắc Á rộng lớn và có tầm quan trọng về chiến lược.

Có lẽ  Trung Quốc đang run khi chứng kiến sự tan băng trong mối quan hệ giữa những người anh em trên bán đảo Triều Tiên cũng như sự cải thiện của mối quan hệ Mỹ – Triều. Có lẽ chính vì thế mà chỉ một vài ngày trước Trung Quốc đã phải quống quýt thúc giục khởi động lại cuộc “đàm phán 6 bên” vì sợ sẽ bị Mỹ – Hàn Quốc và Triều Tiên cho ra rìa? 

Triều Tiên gửi thông điệp đặc biệt cho Tổng thống Trump

Văn Khoa
Theo Thanh Niên

07:00 – 11/03/2018

Nhà Trắng đưa ra điều kiện đối thoại thượng đỉnh Mỹ – Triều, nhưng không tiết lộ nội dung thông điệp bí mật từ nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Tổng thống Donald Trump tiếp đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong tại Nhà Trắng /// Reuters
Tổng thống Donald Trump tiếp đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong tại Nhà Trắng- REUTERS

Yonhap hôm qua dẫn lời một quan chức Hàn Quốc tiết lộ nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi một thông điệp đặc biệt cho Tổng thống Mỹ Donald Trump, bên cạnh đề nghị đối thoại thượng đỉnh. Trước đó, Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong chuyển cho phía Mỹ đề nghị của lãnh đạo Kim về đối thoại trực tiếp trong thời gian sớm nhất có thể và Tổng thống Trump đã đồng ý. “Ngoài đề nghị gặp mặt, ông Kim còn đề nghị ông Chung chuyển một thông điệp đặc biệt tới ông Trump. Đó là một phần nỗ lực của ông Kim nhằm xây dựng lòng tin”, quan chức nói trên cho hay. Tuy nhiên, Seoul lẫn Washington đều không thông báo rõ nội dung mà chỉ cho biết Tổng thống Trump đã có phản ứng “rất tích cực”. – Đọc tiếp >