Đại học Fullbright nên mua bản quyền bài hát này để làm phương tiện giảng dạy

(Báo chí đưa tin Đại học Fullbright (VN) sẽ dạy triết học Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh)

Nguồn: YouTube

Người trẻ nào xứng đáng làm lãnh đạo?

 

HHVụ anh Vũ Minh Hoàng, cháu của một cán bộ cao cấp  được bổ nhiệm làm vụ phó của một cơ quan ngang bộ là một trong những sự kiện thu hút sự chú ý và bàn tán của dư luận tuần qua với nhiều ý kiến trái chiều. Nhân chuyện này, Blog Hahien nhớ là đã đăng một bài viết bình luận về một chuyện tương tự xảy ra ở Quảng Nam năm ngoái đối với anh Lê Phước Hoài Bảo mới 30 tuổi được bổ nhiệm làm giám đốc một sở ở tỉnh Quảng Nam. Anh Bảo là con của ông bí thư tỉnh ấy. Nay nhân chuyện của anh Hoàng, xin đăng lại ý kiến này, chỉ thay tên nhân vật anh Bảo bằng anh Hoàng như dưới đây:

 

Hà Hiển

lc3a1nhdaoPhản ứng trước cơn bão dư luận suốt tuần qua về việc anh Hoàng, cháu một ông to được bổ nhiệm làm vụ phó, một số người có ý kiến bảo vệ anh Hoàng khi lấy các vị như Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ… ngày xưa ra làm ví dụ về việc họ có thể giữ các trọng trách khi mới ở lứa tuổi 20 – 30.

Nhưng nếu phân tích cho kỹ thì các cụ như Trần Phú hay Nguyễn Văn Cừ … chỉ giữ các vị trí trọng trách của một đảng chưa cầm quyền, lúc đó bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, không thể so sánh với một vị trí chính thức trong hệ thống chính trị hợp pháp như “vụ phó” của một cơ quan ngang bộ như hiện nay. Muốn có vị trí trong chính quyền, các vị đó phải đấu tranh để giành (hay cướp chính quyền) và thông qua cuộc đấu tranh đó, những người xuất sắc sẽ nổi lên, có thể chỉ là một thanh niên 20 hay một cụ già 80 tuổi. – Đọc tiếp >

Nhân đọc bài ‘Ông Trump mạnh miệng với TQ, VN hưởng lợi?’

 

Hà Hiển

Trump có buông Biển Đông?

stock-photo-5861755-balance-copieKhông! Mỹ chẳng đời nào buông Biển Đông! Trump lại càng không! Đó là lợi ích của Mỹ!

Nhưng có được Việt Nam hay Philippines làm đồng minh thì tốt, không có cũng chẳng sao, không có Campuchia hay Lào thì lại càng chẳng sao đối với Mỹ. Thích thì Mỹ vẫn cho tàu chiến đi vào Biển Đông, kể cả trong trường hợp toàn bộ Việt Nam đều là lãnh thổ Trung Quốc. Có Cam Ranh cũng tốt, không có Cam Ranh cũng chẳng sao, Mỹ cũng vẫn cho tàu chiến đi qua, cho máy bay quân sự bay qua Trường Sa, qua Hoàng Sa nếu thích, qua cả Cam Ranh nếu cần. – Đọc tiếp >

Chuyện về ông Fidel, ông Honecker và người anh họ của tôi…

 

 Hà Hiển

Chủ tịch Erich Honecker và Chủ tịch Fidel Castro với lưu học sinh Việt Nam tại thành phố Hable (Đức) năm 1971

Ông Erich Honecker và ông Fidel Castro với lưu học sinh Việt Nam tại thành phố Hable (Đức) năm 1971 (Ảnh: Internet)

Cái chết của ông Fidel Castro, người mà lúc còn là thiếu niên tôi rất ngưỡng mộ, khiến tôi lại nhớ đến một nhân vật khác là ông Erich Honecker vì nhiều điểm rất tương đồng giữa hai ông, đặc biệt là tương đồng trong cả mối quan hệ của họ đối với Việt Nam. Nhưng cuộc đời của hai ông lại kết thúc rất khác nhau.

Tương đồng:

Nếu ông Fidel, là lãnh tụ của  Cuba suốt gần 50 năm trước khi truyền ngôi cho người em ruột Raul Castro thì ông Honecker là lãnh tụ của Đông Đức trong một thời gian cũng khá dài là gần 20 năm. Cả hai ông đều đã từng nắm trọn các chức vụ cao nhất cả về đảng và nhà nước ở hai nước ấy. Nếu không có sự kiện bức tường Berlin bị phá đổ vào năm 1989 thì có lẽ thời gian cầm quyền của ông Honecker cũng sẽ chẳng kém nhiều so với ông Fidel. – Đọc tiếp >

Vì sao đồng chí Trump lại “tự chuyển hóa” như thế?

 

>> “Xin chào đồng chí Obama!”
>> Con dao hai lưỡi

 

Hà Hiển

indexTrong chương trình bình luận thời sự quốc tế hàng tuần trên VTV tui thường thấy xuất hiện mấy ông đại tá về hưu hay chuyên gia, tiến sĩ, giáo sư học viện quan hệ quốc tế gì đó dưới sự dẫn dắt của chị biên tập viên tròn trịa có đôi mắt rất quyến rũ là chị Hương Linh xinh đẹp cùng bình luận, phân tích, trao đổi định hướng cho người xem đài rằng Mỹ chuyên chọc ngoáy thế này, can thiệp thế kia vào chuyện nước khác, rằng Mỹ hành xử theo kiểu “sen đầm quốc tế”, chuyên gây bất ổn trên thế giới v.v và vv…, đồng thời các chuyên gia này cũng không quên có những lời có cánh ca ngợi sức mạnh và vai trò can thiệp đúng đắn của nước bạn Nga thế này thế khác… – Đọc tiếp >

Ảnh ấn tượng trong tuần

 

HH –  Ai bảo “lý luận” là khô khan không có tính hài hước khi nhìn nụ cười của các em trong bức ảnh “đọc sách” dưới đây? Nhưng điều quan trọng hơn là với phong cách đọc sách đặc sắc này, có thể tạm yên tâm là các em sẽ khó mà tự chuyển hóa – tự diễn biến (có thể gọi tắt là “tự chuyển biến”?) … 

 

Ảnh chụp màn hình TV (st trên mạng)

Ảnh chụp màn hình TV (st trên mạng)

“Mẩu giấy” có sức nặng ngàn cân của Philippines

 

Hà Hiển

 Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19.10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc


Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19.10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc – Reuters

Trước phát biểu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây coi phán quyết của Tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và TQ chỉ là “mẩu giấy và là thứ yếu”, có thể có người cho rằng đấy đấy, cuối cùng thì ngay chính tổng thống Phi cũng có coi cái phán quyết ấy là cái gì đâu. Mà ông ta cũng đã nói thẳng là đoạn tuyệt với Mỹ, ngả hẳn vào Nga và TQ đấy thôi, vì thế biết đâu TQ lại có cảm tình với ông này mà không muốn chiến tranh với Phi nữa, thế là Phi vừa tránh được chiến tranh mà vẫn đảm bảo được độc lập với Mỹ. – Đọc tiếp >

“Tránh ra cho bố mày đi!”

 

Hà Hiển

 

imagesChuyện “bún chửi, cháo mắng” chỉ phản ánh một phần của “văn hóa chửi” không chỉ ở thủ đô, nhưng có vẻ là Hà Nội đang đi đầu trong việc khuếch trương thứ “văn hóa” này.

“Văn hóa chửi” đang tràn ngập, không chỉ thể hiện ở những câu chửi thề, văng tục ở khắp nơi như ở cái quán “bún chửi” đã nêu trên mạng, hay ở những “bức tường chửi” đã trở thành đặc sản của thủ đô…

Có lẽ sẽ là thiếu sót nếu không kể đến một thứ rất đặc trưng nữa của “văn hóa chửi” ở Hà Nội, và bây giờ cũng trở thành phổ biến ở nhiều đô thị lớn ở Việt Nam, nhất là TP HCM cũng chẳng kém cạnh gì! – Đọc tiếp >

Công an và Nhà báo

 

Hà Hiển

14470631_1680926865556549_3030388885656615070_nCâu chuyện có tên là “công an hành hung nhà báo” (theo cách mô tả của các nhà báo) hay còn được gọi là “công an gạt tay vào má nhà báo” (theo cách mô tả của công an) đang gây bão trên các phương tiện truyền thông đủ mọi “lề”. Mình cho rằng nên lắng nghe tất cả mọi ý kiến để có cái nhìn khách quan về sự việc.

Mình quan tâm nhất đến 2 chi tiết dường như đã được các video clip phản ánh một cách trung thực. Chi tiết thứ nhất là anh nhà báo chửi công an và chi tiết thứ hai là anh công an đuổi đánh và đá và cũng kèm theo cả chửi anh nhà báo. – Đọc tiếp >

Ai “phản động” nhất?

 

Hà Hiển

indexXin lưu ý trước, “phản động” theo cách đề cập của bài viết này là thái độ bất mãn với chế độ hiện thời. Định nghĩa này không nhất thiết trùng với quan niệm về “phản động” của nhà nước cũng như của những người khác và trong phạm vi bài viết này cũng không bàn đến sự tốt hay xấu của thái độ “phản động”. Đánh giá “phản động” là tốt hay xấu xin giành cho các bạn đọc.

Vậy ai là những người Việt “phản động” nhất? Người viết tạm phân làm 3 nhóm để đánh giá là:

  1. Những người đã từng sống dưới chế độ VNCH đã bỏ nước ra đi sau sự kiện 30/4/1975

– Đọc tiếp >