Chút Kỷ niệm với Võ Thủ Tướng

 

Nguyễn Quang Lập
Theo Kho văn Bọ Lập

Thực tình mình không quen Võ thủ tướng nhưng rất yêu quý và kính trọng cụ. Hôm nghe tin Sài Gòn lấy 13 km Đại lộ Đông – Tây làm con đường mang tên cụ, mình xúc động lắm. Mình có nghe kể trước khi mất ít ngày, cụ có dặn lại là không nên làm đền thờ, cũng không nên lấy con đường nào mang tên cụ. Là cụ nói vậy, chứ con cháu nỡ lòng nào không lấy một con đường mang tên cụ, làm thế thật có lỗi với tiền nhân, đặc biệt với Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo tuyệt vời, một danh nhân hiếm hoi thời đương đại. – Đọc tiếp >

Noel…sớm, giận thì …giận

 

Lưu Trọng Văn
Theo FB Lưu Trọng Văn

noelCách đây chục hôm gã nhận được điện thoại của con chiên nổi tiếng làm thơ tình Nguyễn Quốc Thái rủ đến một khuôn viên trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn. Gã tới không ngờ đó là ngôi nhà của các cha đạo, gặp quá trời người quen.

Gã ngồi vào bàn tiệc kẹp giữa hai đức cha, trái là ngài Nguyễn Thái Hợp, tổng giám mục Giáo phận Vinh, phải là ngài Huỳnh Công Minh trông coi Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Hê hê chưa bao giờ trong đời gã lại được ngồi giữa hai vị chức sắc của giới Công giáo thế này. Ngài Nguyễn Thái Hợp nói: Hôm nay là ngày cùng tháng tận, chúng tôi mời quý vị cùng uống chung chén rượu thánh. Thế rồi ngài bắt nhịp mọi người hát một bài thánh ca nói về tình yêu con người. Gã tịt. Phật ca, Thánh ca, đồng chí ca, thú thật gã chả thuộc câu nào vì gã xưa nay chả theo tôn giáo, đảng phái nào, mồm đành lép nhép theo cho phải phép. Vỡ lẽ là gã lọt vào một cuộc vui mừng Lễ Noel sớm. – Đọc tiếp

Tại sao chỉ vì cái ông Stalin quái quỷ ấy…

 

Lưu Trọng Văn
Theo FB Lưu Trọng Văn

NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm thơ tại nhà giáo sư Trần Văn Khê (Ảnh: Internet)

NSƯT Trần Thị Tuyết ngâm thơ tại nhà giáo sư Trần Văn Khê (Ảnh: Internet)

Đài Tiếng nói VN kỉ niệm 70 năm.Gã đến, chỉ nhăm nhăm hỏi một người. Người ấy gã muốn gặp.Trần Thị Tuyết.

Những mái tóc bạc hàng ghế đầu không có mái tóc bạc của chị.

Hàng giữa, không, hàng sau nơi gã ngồi cũng… không.

Gã buồn.

Có nghĩa là tuổi già đã níu chân chị rồi.

Ai đã từng đêm đêm nghe chương trình Tiếng thơ của Đài TNVN?

Ai đã từng bị hút hồn bởi tiếng ngâm thơ Huế của Châu Loan và tiếng ngâm thơ Bắc của Trần Thị Tuyết?

Năm 1972, mạ gã kể đã đưa tiễn tiếng ngâm thơ Huế Châu Loan về cái thế giới bên kia trong tiếng gầm rú của máy bay B 52. – Đọc tiếp >

Tưởng tượng…

 

Lưu Trọng Văn
Theo FB Lưu Trọng Văn

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Sáng nay gã đến Nhà Văn hóa Pháp-Việt nghe bác Phạm Toàn giới thiệu về bộ sách tiếng Việt dậy trẻ cấp một của nhóm Cánh buồm.

Sướng thật 83 tuổi mà vẫn sang sảng nói, cười và ánh mắt lả lơi.

Gã nhớ một lần cùng bác đi mua rượu ở ven Hồ Tây. Một em váy ngủn lướt qua. Giời ạ, bác cứ ngoái đầu lại hoài rồi tủm tỉm. Cậu biết không mình thích nhất là… tưởng tượng.

Gã nghĩ sự khác biệt trẻ hay già chính là trí tưởng tượng này đây. – Đọc tiếp >

Tản mạn cuối tuần: Nguyễn Đình Thi và Trịnh Công Sơn

 

>> Trịnh Công Sơn, anh đã đến trần gian để làm gì?

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Phải nói trước, nhan đề của bài này nối hai ông trên với nhau không phải vì mối quan hệ riêng gì của họ mà đơn giản vì được biết mới hôm qua tên của hai ông đã được đặt biển cho hai phố mới của Thủ đô Hà Nội. Sinh thời của các ông thì ông Sơn và ông Văn (Cao) hợp gu, hợp cạ với nhau hơn và đã trở thành đôi bạn vong niên. Riêng ông Sơn, chắc đã không có qua lại gì với ông Thi và trên nữa là ông Văn (Giáp)?

Hà Nội đặt biển phố mang tên các ông nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 để ghi nhận tình cảm sâu nặng với thủ đô của các tác giả thông qua các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng sống mãi với thời gian. Riêng tôi thì hiểu ngay rằng đó là bản trường ca “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi và bản tình ca “Nhớ mùa Thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn. – Đọc tiếp >

Ký ức về một thời đã qua (5): Ba chuyện về Hoa

 

>> Ký ức về một thời đã qua (1) – Một kỷ niệm Ba Lan
>> Ký ức về một thời đã qua (2) – Biểu diễn nghệ thuật đường phố
>> Ký ức về một thời đã qua (3) – Anh mù bán sáo trúc
>> Ký ức về một thời đã qua (4) – 18 Máy Tơ 

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Đây là ba chuyện thật về hoa chứ không phải là ba hoa chích chòe. Những chuyện này mình viết cho các cháu bé trong nhà đọc là chính nên xin được xưng là Ông Thanh.

Chuyện thứ nhất – Hoa Tường Bếp

Hoa này cùng họ với loài Tường Vi, mọc ở góc tường sát trần phòng bếp ăn nhà Ông Thanh nên gọi là hoa Tường Bếp.

Đến năm 2000 Ông và Bà, vợ ông mới có một căn nhà riêng đúng nghĩa sau mấy chục năm phục vụ quân đội. Nhà làm xong khá ưng ý nhưng chỉ sau mấy tháng, Bà ngồi ngắm bỗng phát hiện thấy một vết nứt loằng ngoằng trong phạm vi cỡ một góc tờ báo đảng ở một góc trên, sát trần phòng bếp ăn.

– Đọc tiếp >

Nhỏ Mà Có Võ

 

Alan Phan
Theo Góc nhìn Alan

cherry-blossom-bonsai-tree(Những ai cẩu thả với sự chân thật trong việc nhỏ, không thể tin được khi giao việc quan trọng – Whoever is careless with the truth in small matters cannot be trusted with important matters – Albert Einstein) 

Vào cuối thập niên 60’s, tôi xách ba lô đi du lịch bụi ở Châu Âu. Đến Madrid, tôi tình cờ gặp một cô sinh viên Việt cũng từ Mỹ qua. Hai đứa share phòng ở một hostel (nhà ngủ trọ) và tuổi trẻ xa nhà đã khiến “chuyện ấy” xẩy ra như một tai nạn. Buổi sáng, tắm chung, cô gõ đầu thằng bé và khen,” nhỏ mà có võ”. Câu nói tôi nghe lần đầu, thấy ngồ ngộ. Sau nghĩ lại, nghiệm ra 2 điều (1) cô này chắc luyện chưởng hơi nhiều nên biết người nào có võ và người nào không và (2) nhìn kỹ lại thì nhận ra là mình “nhỏ” thật. – Đọc tiếp >

Chuyện của mình

 

>> Ký họa một anh hùng

 

Đỗ Đức
Theo Đông Ngàn Đỗ Đức

xxxx

Tranh của tác giả bài viết – Họa sĩ Đỗ Đức

LTG. Ba lần lên Hà Giang, chuyến xa nhất cách đây 27 năm, nhưng chưa lần nào tôi được cơ may gặp mặt anh hùng Sùng Dúng Lù. Chiến công năm xưa của ông, tay không vào hang núi gọi cha con trùm phỉ Vàng Vạn Li ra đầu thú gây ấn tượng rất lớn đối với tôi. Rồi bao nhiêu chuyện kể về ông trong đời thường đã phủ lên nhân vật này nhiều màu sắc huyền thoại. Tôi tự nhủ không gặp được ông âu cũng là một cái may, để trong tôi kỉ niệm về ông giữ mãi được vẻ đẹp diệu kì.

Năm 1995 nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã cùng với sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang xuất bản cuốn truyện tranh “ vào hang bắt cọp” kể về chiến công của Sùng Dúng Lù. Số tiền trên ba triệu đồng thu được từ cuốn sách đã được gom vào sổ tiết kiệm tình nghĩa đem lên tặng người anh hùng. Chuyến ấy tôi cũng không đi được.

Ước mong một lần được gặp ông chưa thành và cũng không bao giờ thực hiện được nữa, bởi năm 1998 ông đã qua đời vì tuổi già sức yếu. Bài viết này không chỉ là lời viếng muộn mằn với con người tôi hằng kính trọng, mà cũng muốn một lần được vẽ lại bức chân dung ông, một bức chân dung cũng nhuốm màu huyền thọai để tặng cho tất cả những ai đã một lần được biết đến ông hoặc từng nghe kể về ông. – Đọc tiếp >

Mấy dòng mong Tết và nhớ Bố

 

>> Về lại Hải Phòng
>> Anh mù bán sáo trúc

 

Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

500-376-huong-dan-cach-do-xoi-y-nghia-cac-loai-xoi-ngay-tet-05dbTính đến nay, tôi đã có 25 cái Tết liên tục ở xa: Tết xa Tổ quốc khi tha phương cầu thực ở nước ngoài, Tết xa Hải Phòng, Hà Nội khi trở về mưu sinh tại Sài Gòn. Một phần tư thế kỷ, 25 đêm Giao thừa nhớ bố mẹ, anh em, người yêu, bạn bè…người mất người còn.

Năm nay tôi quyết định rời Sài Gòn để về Bắc ăn Tết. Nói về Bắc thay cho về Quê, đơn giản và luôn đúng vì Miền Bắc là Quê tôi với Yên Mô-Ninh Bình sinh Ông Nội, Bát Tràng-Bắc Ninh sinh Bà Nội, La Khê-Hà Đông sinh Ông Ngoại, Hàng Nâu-Nam Định sinh Bà Ngoại, Hà Nội sinh Mẹ, Hải Phòng sinh Bố nối tiếp đến sinh tôi…Bấy nhiêu địa danh nhưng với tôi, Hải Phòng là nơi thân thiết lâu dài nhất với gần 40 năm đầu của cuộc đời, nơi bắt đầu làm học trò, làm thủy thủ, làm lính, làm người yêu, làm chồng, làm cha. – Đọc tiếp >

Hãy yêu nhau đi…

Hà Hiển  (BBC)

 

Hãy yêu nhau đi khi rừng thay lá
Hãy yêu nhau đi giòng nước đã trôi xa
Nước trôi qua tim rong đầy trí nhớ
Ngày mãi mong chờ ngày sẽ thiên thu…

…Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối
Dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới
Mặt đất đã cho ta những ngày vui tới
Hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời…

(TCS – 1970)

Những ngày này, khi nghe lại những ca từ trên từ bài hát “Hãy yêu nhau đi” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, trong tôi lại ngập tràn 1 cảm giác khó tả, thấy sao mà thương mình, thương người, thương đất nước mình đến thế…Không biết có phải vì tôi “hơi bị sến” hay là người quá mơ mộng?

– Đọc tiếp>