VN: ‘Quân đội không phải đội quân kinh doanh’

 

>> Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở Biển Đông
>> Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

 

BBC Tiếng Việt

Tác giả nhắc lại thời kỳ lý tưởng cao của ‘anh bộ đội Cụ Hồ’ – hình chụp bộ đội cộng sản về tiếp quản Hà Nội sau khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ năm 1954

BBC – Tiếp tục chủ đề ‘Quân đội Việt Nam làm kinh tế’, ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng CSVN có bài mới nói rõ rằng “Quân đội không phải đội quân kinh doanh”.

Thừa nhận đây là “điểm nóng”, được dư luận cả nước rất quan tâm, ông Vũ Ngọc Hoàng, trong bài được trang Viet-Studies đăng hôm 23/07 nói chủ đề này đang thu hút “nhiều ý kiến rất khác nhau, kể cả trong các tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ hưu trí và trong nhân dân”. – Đọc tiếp >

“Họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ”

 

Nguyễn Văn Tuấn
Theo tuan’s blog

images2Đó là câu nói chí lí của ông Trần Quốc Hải, người mới được phong huy chương tướng quân bên Kampuchea. Đọc tin về hai cha con làm xe bọc thép cho Kampuchea (KPC) và được phong tướng quân (1), tôi nghĩ bất cứ ai cũng thấy ngậm ngùi cho thân phận của những người đam mê sáng chế ở VN. Họ trở thành những người “tị nạn”, vì ý tưởng và công trình của họ không được chào đón, thậm chí bị cấm, ngay trên quê hương, để rồi họ phải đi tìm đất khách để thực hiện ước nguyện của mình. – Đọc tiếp >

‘Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN’

 

Theo BBC Tiếng Việt

Xe bọc thép mà cha con ông Trần Quốc Hải đóng mới cho quân đội Campuchia

Xe bọc thép mà cha con ông Trần Quốc Hải đóng mới cho quân đội Campuchia

Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.

Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.

Ông Hải cũng là người từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích. – Đọc tiếp >

Không lực Trung Cộng trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống Việt Nam

 

Tác giảChun Đô đc James B. Linder, Tiến sĩ A. James Gregor
(Tạp chí Đại học Hàng không, Tháng 9 -10/ 1981)

Chuyển ngữ Hà Hiển (dịch từ nguyên bản tiếng Anh để tặng Blogger Tranhung 09)

Đường link nguồn của văn bản gốc (do blogger Tranhung09 sưu tầm):

http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/aureview/1981/sep-oct/linder.htm

 Vài lời bàn thêm của người dịch sau khi đọc bài viết này:

1)      Bài này có lẽ được viết vào những năm 1980 (hoặc sử dụng thông tin của những năm ấy). Vị thế về chính trị – quân sự nói chung và sức mạnh không quân của Trung Quốc hiện nay đã khác xa với thời đó cùng với những biến chuyển lớn của tình hình thế giới nói chung.

 2)      Thông tin trong bài viết này về lực lượng không quân Trung Quốc trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung – Việt 1979 hẳn là đáng tin cậy khi các tác giả là sỹ quan hoặc chuyên gia nghiên cứu về quân sự. Những thông tin này cho ta thấy các tác giả đánh giá lực lượng không quân Việt Nam tại thời điểm đó cao hơn không quân Trung Quốc đang sở hữu các máy bay với công nghệ kém hơn và đội ngũ phi công không có kinh nghiệm chiến đấu và không được đào tạo đầy đủ. Và như các tác giả phân tích, đây có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc quyết định không đưa không quân vào tham chiến trong cuộc xung đột với Việt Nam.

 3)      Vậy thì những lý do gì không quân Việt Nam, được đánh giá ưu việt hơn so với không quân Trung Quốc tại thời điểm đó (do sở hữu các máy bay hiện đại của cả Liên Xô – từ viện trợ, và Hoa Kỳ – được tiếp quản từ Quân lực VNCH và có đội ngũ phi công đã dày dạn qua chiến đấu – HH), lại không được Việt Nam đưa vào tham chiến? Nếu lý do Trung Quốc không đưa không quân tham chiến là khôn ngoan vì những nhược điểm của nó so với đối phương thì liệu quyết định tương tự của Việt Nam có phải là thiếu khôn ngoan khi được đánh giá là  ưu việt hơn vào thời điểm đó? Hình như chưa có bài viết nào của các chuyên gia quân sự trong nước và thế giới đưa ra những phân tích để làm sáng tỏ những câu hỏi này.

 Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết đã được dịch ra tiếng Việt. Do không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không – quân sự hoặc ngôn ngữ nên đối với những thuật ngữ tiếng Anh không quen thuộc với người dịch thì ngoài phần được dịch (đoán) ra tiếng Việt, người dịch ghi thêm nguyên văn tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn liền kề. Ngoài ra để phù hợp với cách diễn đạt của người Việt, một số từ ngữ có thể được thêm vào (hay bớt đi)  so với nguyên bản và trong những trường hợp như thế, để tôn trọng bản gốc người dịch chỉ để trong dấu ngoặc đơn những chữ thêm vào như vậy. Đối với những từ hoặc cụm từ mà người dịch không dám chắc là đã hiểu thì có thêm dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn, v.v…Ngoài ra, bản dịch chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót – bạn đọc có thể vào đọc bản gốc từ đường link đã cho ở trên để kiểm chứng.

Hahien’s Blog

– Bấm vào để đọc tiếp>