Đi Hội Ta nhớ Hội Tây

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Thanh niên tranh nhau cướp phết tại Lễ hội cướp phết ở Tam Nông (Ảnh: Internet)

Thanh niên tranh nhau cướp phết tại Lễ hội cướp phết ở Tam Nông (Ảnh: Internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rằm Nguyên Tiêu – Ngày Thơ Ta nhớ Cụ Tam Nguyên với bài thơ Hội Tây [*] xưa chúng cháu được học từ thuở bé. Nay cháu xin phép Cụ, bám theo lời của Cụ để kể Cụ nghe những chuyện về Hội Ta bây giờ:

Hội Ta

Lễ hội Xuân về khắp nước Ta
Bao nhiêu xôi thịt với hương hoa
Ông này tay chắp cầu thăng tiến
Bà kia miệng khấn ước lãi lờ
Quả Phết giữa ngày lao đầu cướp
Lá Ấn thâu đêm bệt đít chờ
Giời Phật Tổ Tiên nào dạy thế
Phù hộ đâu vì chém Lợn to

2-2016
H.V.K

——————————-

[*] Bài thơ của Cụ Tam Nguyên như sau:

Hội Tây

Kìa Hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo
Bà quan tênh nghếch xem bơi chải
Thằng bé lom khom ghé hát chèo
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Cụ Nguyễn Khuyến

Bàn thêm cùng các còm sĩ Hang Cua [*] về ông Đinh La Thăng

 

>> Thử lý giải về “hiện tượng” ông Thăng, ông Hải

 

Hà Hiển
Bài viết riêng cho Blog Hiệu Minh

Bí thư Đinh La Thăng. Ảnh: VNN

Bí thư Đinh La Thăng. Ảnh: VNN

Chuyện ông Đinh La Thăng, tân Bí thư Thành ủy T.P HCM trong dịp đi thăm huyện Củ Chi gần đây đã yêu cầu ông chủ tịch huyện gọi điện thoại cho Tổng Giám đốc Vinamilk để tìm hiểu vì sao Vinamilk không mua sữa của nông dân đang là chủ đề nóng sốt tạo nên một không khí bàn luận rất sôi động cả trên báo chí và mạng xã hội trong suốt tuần qua. – Đọc tiếp >

Chuyện vui Người cao tuổi: Xin thôi dân chủ

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

danchuCán bộ ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm hoạt động cho cán bộ địa phương các cấp về việc phát huy dân chủ trong công tác dân vận đã dẫn lời dạy rất dễ hiểu, dễ nhớ của Hồ Chủ tịch rằng “Dân chủ là gì? Dân chủ là làm cho dân mở mồm ra!”.

Chấp hành chủ trương của cấp trên, Phường X. mở Hội nghị bàn về “Quy chế dân chủ ở cơ sở” gồm đầy đủ đại biểu các ban, ngành, đoàn thể trong đó có cả Hội Người cao tuổi vừa thành lập. Hội nghị thí điểm thực hành ngay lời dạy nêu trên của Bác. Nhìn chung mọi người tham dự Hội nghị đều hào hứng phấn khởi trước những sáng kiến, ý tưởng mang tính đột phá từ nội dung đến hình thức trong các hoạt động đoàn thể và quần chúng. – Đọc tiếp >

Bí thư Thăng, Vinamilk và nguyên tắc của Apple

 

>> Lệnh cấm cán bộ chơi golf của ông Đinh La Thăng – chưa phải lúc để “tuýt còi”.

 

Dân Việt
Theo TBVN

HH Hai câu chuyện mà tác giả Dân Việt đề cập dưới đây đúng như thừa nhận của chính tác giả là không liên quan gì đến nhau. Nhưng Blog Hahien muốn nói cho rõ thêm rằng chúng không liên quan với nhau không chỉ vì một chuyện xảy ra ở Mỹ, một chuyện xảy ra ở TP HCM (Việt Nam) mà sự không liên quan còn ở  chỗ bản chất các vấn đề nêu trong 2 câu chuyện này là hoàn toàn khác nhau.

Một chuyện ở Mỹ về việc doanh nghiệp từ chối yêu cầu của một cơ quan nhà nước để chứng minh một điều rằng chính quyền không có quyền ra lệnh cho doanh nghiệp. Còn một chuyện ở thành phố HCM là nói về việc ông Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo huyện Củ Chi gọi điện cho Vinamilk tìm hiểu vì sao Vinamilk không mua sữa của nông dân Củ Chi .

Xin lưu ý là theo lời ông Thăng được báo chí trích dẫn thì ông chỉ ra lệnh cho cấp dưới của ông gọi điện cho Tổng Giám đốc Vinamilk để tìm hiểu vấn đề chứ không yêu cầu Chủ tịch huyện gọi điện cho Tổng giám đốc Vinamilk để “hỗ trợ bà con” như chữ  của tác giả Dân Việt dùng trong bài viết này.

Và đến thời điểm này việc Vinamilk từ chối mua sữa của nông dân Củ Chi mới là chuyện chưa thể kết luận đúng hay sai, chứ việc ông Thăng ra lệnh cho cấp dưới của ông tìm hiểu vấn đề thì hoàn toàn đúng đắn, đúng thẩm quyền và đúng trách nhiệm. 

Xếp 2 câu chuyện vừa không liên quan, vừa hoàn toàn khác nhau về bản chất vào cùng một “rọ” một cách mập mờ  như  thể hiện trong bài viết dưới đây là một sự  trình bày không đắt, dễ làm cho bạn đọc lẫn lộn các vấn đề với nhau…

Ý định giúp nông dân của tân Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng thì rõ là tốt. Báo chí đưa tin, người người hồ hởi, đúng là một lãnh đạo năng nổ, sát dân. Nhưng… – Đọc tiếp ;

Sữa Kiều Liên và chuyện La Thăng

 

Hiệu Minh
Theo Blog Hiệu Minh

Ảnh: SOHA

Ảnh: SOHA

Ông Đinh La Thăng vừa nhậm chức Bí thư TpHCM, ngồi chưa nóng chỗ đã có những động thái tích cực. Thăm người nghèo, chỉ đạo xây đường cho bà mẹ VN anh hùng, tuyên bố ai làm hại thanh danh chính quyền sẽ bị “trảm”. – Đọc tiếp >

Chuyện vui cuối tuần: Sống hòa hợp thật là dễ

 

Hà Văn Tiện
(Tác giả gửi Blog Hahien)

e6f7eb86455f00eeac074fd25095dcde_XLCuối tháng 11 năm ngoái hai vợ chồng mình kỷ niệm Lễ Cưới Bạc. Bước sang tuổi tri thiên mệnh, nhìn lại 25 năm lấy vợ, thấy mừng thay đã không có gì nghiêm trọng xảy ra , tuy không thiếu những lúc gầm gừ xung khắc…Buổi tối hôm ấy, lúc nâng chén rượu lên ngang mày, hai đứa mắt tròn mắt dẹt nhìn nhau, trong lòng dâng lên một niềm kính phục lẫn nhau không nói nên lời.

Bây giờ tóc đã nhuốm bạc, răng sắp lung lay, cho rằng đã trọn lời thề nguyền, nhưng thực ra không phải vậy. Vẫn còn chữ “bách niên…”, thấy đường xa nghĩ đến sau này mà kinh. Mới tìm đến xin lời dạy của người cao tuổi. – Đọc tiếp >

Lời chúc Tết muộn màng

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (Ảnh: Internet)

Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (Ảnh: Internet)

Hôm nay là 12 Tháng Giêng (Âm lịch) năm Bính Thân 2016. Những ngày Tết Nguyên đán đã qua, những câu chúc Tết quen miệng quen tai của mọi người dành cho nhau thưa dần rồi chấm dứt, dành lại cho những Tết sau.

Riêng tôi lúc này, qua trang Blog này, xin có lời chúc mừng năm mới chưa muộn đến một “gia đình hy hữu” ở Quảng Ninh mà tôi không quen nhưng vừa được biết qua báo chí mấy ngày nay: đó là nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1974), phạm nhân 30 tháng tù giam Nguyễn Tuấn Hưng (27 tuổi) và cháu bé bào thai 5 tháng chưa biết là gái hay trai, con của 2 người ấy. – Đọc tiếp >

Điểm cao trước mặt

 

Bút ký của Phạm Đình Trọng
Theo VNTB

Phạm Đình Trọng: 17.2.1979 – 17.2.2016 – Tròn 36 năm khởi đầu cuộc Chiến tranh 10 năm (1979 – 1989) do Tàu cộng phát động xâm lược biên giới phía Bắc nước ta.
 
Hàng chục ngàn người dân Việt Nam bị giặc Tàu giết hại. Hàng ngàn chiến sĩ Việt Nam bỏ mình trong cuộc chiến chống Tàu bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam.
 
Bút kí “Điểm cao trước mặt” ghi chép lại một sự hi sinh cao cả đó.

Con đường lớn bám theo bờ tây sông Lô“ càng ngược lên phía bắc càng chênh vênh, gập ghềnh, quanh co giữa núi non chất ngất. Qua khỏi thị xã Hà Giang, con đường lại bị đạn pháo Trung Quốc đào bới nham nhở. Từ đây lên biên giới, con đường hoàn toàn vắng bóng dân, chỉ còn những tốp lính ba lô trên lưng, súng đạn lỉnh kỉnh quanh người lầm lũi hành quân. Rồi đến bóng những người lính cũng không còn nữa. Những người lính đã bỏ con đường lớn rẽ vào những nhánh đường nhỏ sâu hút trong rừng già. Rồi những con đường nhỏ cũng không còn. Chỉ còn những triền núi đất, những vách núi đá giăng giăng như những bức tường thành, tầng tầng lớp lớp. Chỉ còn những đỉnh núi chót vót chon von lẫn trong mây sớm, chìm trong sương chiều. Trong bản đồ tác chiến của những người cầm quân chặn giặc giữ đất, những đỉnh núi đó là những điểm cao được ghi bằng một chữ cái và một chữ số, điểm cao A1, điểm cao B2 . . . – Đọc tiếp >

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?

>> Giữ hòa khí, nhưng không được hèn!
>> Lễ tưởng niệm ngày chiến tranh Biên giới và báo chí trong nước lên tiếng
>>  Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung là có tội!
>> Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979: ‘Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó’

 

Tuấn Khanh
Theo Blog Tuấn Khanh

fb_img_1455458838316

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ – tên của người phụ nữ – đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”.

– Đọc tiếp >

Tìm cô bộ đội 37 năm về trước

 

>> Ký ức khó phai về ngày 17/2/1979
>> Khúc bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng
>> Chốt máu Pha Long
>> Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979

 

Mai Thanh Hải
Theo Thanh Niên

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Thường bên tấm hình ông đã chụp 37 năm trước - Ảnh: M.T.H

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mạnh Thường bên tấm hình ông đã chụp 37 năm trước – Ảnh: M.T.H

Đã 37 năm trôi qua kể từ ngày 17.2.1979 – ngày lính Trung Quốc bất ngờ tấn công xâm lược đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta, chị Hoàng Thị Thu Hiền ở xã Hưng Đạo, TP.Cao Bằng vẫn mong mỏi gặp lại những người lính bộ đội Cụ Hồ đã cứu mẹ con chị… – Đọc tiếp >