Sự lợi hại của cái “Bổ Đề”

Hà Hiển

Không nói gì thì thôi, nhưng nếu ai đã chót nói ra cái gì ở những “chốn lao xao” (như trên báo hay blog) thì người ấy phải chấp nhận việc người ta nhận xét, đánh giá, trao đổi lại với mình. Cái gì đúng thì mình tiếp thu, cái gì mình thấy không đúng thì ôn hòa trao đổi lại mà không tự ái cá nhân. Đấy là văn hóa tranh luận. Càng là người nổi tiếng thì càng được (và bị) người ta soi xét nhiều hơn và ý kiến trao đổi lại cũng nhiều hơn. Đấy vừa là vinh dự đồng thời cũng là thách thức, là sức ép rất lớn lên những người nổi tiếng khiến họ phải nói năng rất cẩn thận nếu họ muốn bảo vệ uy tín cho cái tạm gọi là “thương hiệu” của mình.

Còn nếu như họ không muốn nhận cái vinh dự kèm theo sức ép này thì cách tốt nhất là họ đừng “ra gió” mà nói cái gì cả, hoặc nói ít thôi, hoặc chỉ nói về cái lĩnh vực “chuyên môn hẹp” nào đó mà họ thấy tự hào là thế mạnh của mình.

Thế nên dân gian mới có câu : “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao”

Vì thế nên nếu GS NBC chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu toán học, chỉ nói về những bổ đề toán học mà không có những phát biểu về các vấn đề xã hội hay “phản biện” này nọ thì chắc là không có những  cuộc tranh luận vừa qua về những phát biểu của anh, vì hầu như chẳng có ai biết cái bổ đề này là cái mô tê gì, đúng sai ra sao mà tranh luận với anh. Đọc tiếp

Đôi lời cùng Ngô Bảo Châu

Hà Hiển

Những ý kiến của NBC nếu được viết thành 1 bài viết độc lập để nói về quan điểm của anh đối với “chuyện phản biện” một cách chung chung, rằng theo tôi thì thế này thế nọ thế kia thì chắc là không có gì để bàn. Nhưng vì những phát biểu ấy của anh lại được báo Tuổi Trẻ  đặt trong ngữ cảnh của những hoạt động phản biện rất cụ thể như   “Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nổi” hay “Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước”, thì những phát biểu ấy của anh sẽ được suy luận là có ngụ ý bình luận về những hoạt động phản biện cụ thể ấy. Đọc tiếp

Ngô Bảo Châu và sự “tỉnh táo”

Ngô Bảo Châu: "Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do"

Bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ (*) của GS Ngô Bảo Châu (NBC) vừa mới rồi lại tạo ra một làn sóng tranh luận “sôi sùng sục” (chữ của nhà văn Nguyễn Quang Lập) trong cư  dân mạng.

Theo tôi thì toàn bộ ý kiến của NBC, nếu thành 1 bài viết độc lập, thì chắc cũng không có gì đặc biệt để bàn.

Ví dụ như cái đoạn sau đây:

“Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến. Nhưng tôi cho rằng việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức. Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.” Đọc tiếp

Đọc Phạm Thị Hoài qua “Sự lạc quan vô tận”

HH– Bài viết “Sự lạc quan vô tận” vừa mới đăng trên BBC Tiếng Việt của Nhà văn Phạm Thị Hoài đang gây tranh cãi sôi nổi trên trang Basamnews .

Trên trang này, chủ trang đã có ngay lời bình về bài viết này  như sau:

“Có rất nhiều điều để bàn về bài viết này, chỉ riêng những gì liên quan tới sự cảm thông, hợp tác giữa người Việt, trí thức trong và ngoài nước. Nhưng trong phạm vi một bình luận ngắn, thì chỉ xin được nói rằng đây là một bài viết sắc … lẹm.

Nó sắc sảo, nhưng chỉ nên có với một con người đầy bức xúc muốn giải tỏa và chưa có mấy ảnh hưởng trong làng văn, làng báo thôi. Còn một khi từ Phạm Thị Hoài, từng có nhiều đóng góp cần mẫn, danh tiếng không nhỏ, nhưng bỗng biến đi, rồi vụt trở lại theo lối “đá thúng đụng nia” này, thì tiếc thay, lại như lưỡi dao cứa vào nỗi đau chung đang rất cần sự tỉnh táo, cảm thông, hợp tác để hàn gắn giữa những con người am hiểu, khoan dung và công bằng. Mong là nó chỉ vô tình “cứa” thôi, chứ không nhằm “cắt”, góp phần vào sự chia rẽ nguy hiểm.”

Quả là một lời bình cũng rất sắc… lẹm! Nhưng mình lại nghĩ hơi khác.

Đọc tiếp

Đôi lời bàn về “Luật QĐND Việt Nam” nhân “vụ Đoàn Văn Vươn”

Trang Basamnews hôm nay (16/01/2012) có đăng bài viết của TS Nguyễn Quang A với tiêu đề “Vài câu hỏi về vụ Đoàn Văn Vươn”.

Trong số 11 “câu hỏi” mà TS Nguyễn Quang A nêu ra trong bài viết trên, có một “câu hỏi” tôi cho là nghiêm trọng nhất (*), mặc dù “câu hỏi” này đứng hàng thứ 8 theo thứ tự sắp xếp của tác giả – đó là việc tác giả cảnh báo việc sử dụng  quân đội vào những mục đích không đúng với sứ mạng của nó.

Đọc tiếp

Ai mới là vô trách nhiệm?

Hà Hiển

Trong tuần đầu của năm mới 2012 vẫn xảy ra hàng loạt các vụ cháy xe ô tô và xe máy tại  nhiều tỉnh trong cả nước như  Bắc Ninh, Quảng Bình, Tuyên Quang, Hà Nội , Hải Phòng.

Dư luận nóng ruột  vì các “cơ quan chức năng” vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức nào về nguyên nhân của các vụ cháy nổ này đến nỗi Báo Tuổi Trẻ phải mở một cuộc “giao lưu trực tuyến” nhưng kết quả của cuộc giao lưu này cũng không làm điều gì sáng tỏ hơn, nếu không nói là một số không tròn trĩnh, khi mà các “chuyên gia” vẫn chỉ đưa ra những lời bình chung chung về các khả năng xảy ra các vụ cháy xe vừa qua, nghĩa là vẫn chỉ là các phỏng đoán mò.

Đọc tiếp

Thêm một dấu son cho báo chí (*)

Nhà báo Hoàng Khương

HH – Có lẽ nếu có những sự kiện nào sẽ được kể đến trong năm 2012  thì một trong những sự kiện đáng buồn nhất  là việc nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị khởi tố và bị bắt tạm giam ngay vào thời điểm vừa mới bước sang năm mới.

Sự kiện này đáng buồn không chỉ cho các nhà báo mà cho tất cả những người yêu chuộng công lý và sự công bằng.

Đọc tiếp