Quảng Bình Quê Ta Ơi

 

>> Nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời ở tuổi 88

 

Đọc lại bài thơ KHÂM THIÊN của Lưu Quang Vũ

 

Theo Phó Nhòm Tây Bắc

Lời giới thiệu của Sương Nguyệt Minh:

Bài thơ hay ít người biết của Lưu Quang Vũ, viết từ Hà Nội – Mùa Đông 1972 đỏ lửa.

45 năm trước, thời gian vừa đủ cho 1 đứa bé sinh ra ở Bệnh viện Bạch Mai máu lửa lớn lên thành trung niên, có thể đã là ông tướng, là giáo sư, là doanh nhân thành đạt, Khâm Thiên ngập chìm trong chết chóc, nát tan. Trong khi âm hưởng “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” vẫn vang vọng từ đồng ruộng, nhà máy đến chiến trường, thì lại có Thơ Ghéc ni ca ảm đạm, u buồn, phẫn uất.

Quả thật! Cái còn lại và đi mãi với thời gian của Lưu Quang Vũ sẽ là… Thơ.

Năm 24 tuổi mà Lưu Quang Vũ đã viết những vần thơ:

“năm 72! Có thể thế được chăng
hãy mở mắt ra trông
vụ thảm sát xưa nay chưa từng có
năm trái đất phóng bao tàu vũ trụ
không nơi nào không nói đến tình thương
Ghéc-ni-ca cũng chẳng thảm thê bằng
vô nghĩa hết, thánh kinh và máy tính
những pho sách, những dàn giao hưởng
ích gì đâu, khi bể máu dâng đầy…”

Thật kinh ngạc! Một tư duy thơ khác hẳn với cách nghĩ chung cùng thời.

– Đọc tiếp >

Gửi em ở cuối sông Hồng

 

Dương Soái
Nguồn: Internet

(2/1979)

Hình: Internet

                      Hình: Internet

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét   
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không? – Đọc tiếp >

Nghe Ánh Tuyết hát về Mùa Xuân, Nghệ sĩ và Tình Yêu

 

Nhạc và lời: Hà Thanh Hiển
Trình bày: NSƯT Ánh Tuyết (Nhạc viện TP HCM)

                                                                         Nguồn: YouTube

– Xem lời ca phỏng theo một bài thơ của cùng tác giả>

Nghe Thanh Thúy hát Mùa Xuân Đầu Tiên

 

>> Hãy yêu nhau đi

 

HHBài hát Mùa Xuân Đầu Tiên mình được nghe đầu tiên là do Thanh Thúy hát. Có thể có ca sĩ khác hát bài này cũng hay hoặc hay hơn. Nhưng khi đã nghe Thanh Thúy hát bài này rồi thì tôi không muốn nghe bất cứ ca sĩ nào hát bài này nữa.

Xin mời các bạn cùng tôi nghe lại bài hát này qua giọng ca của Thanh Thúy. Điều thú vị nữa là ngoài giọng hát trong vắt của cô ca sĩ trẻ trung và xinh đẹp chúng ta còn nghe thấy cả tiếng gà gáy… Hy vọng đó là tiếng gà báo hiệu một Mùa Xuân  Đầu Tiên sẽ không chỉ là ước vọng của ngày hôm nay mà sẽ trở thành hiện thực trong một ngày rất gần với năm Con Gà này.

 

   Nguồn: YouTube

Một lần tới thủ đô

 

HHMấy hôm nay chuyện “Bún chửi Hà Nội” lên kênh truyền hình Mỹ CNN là một trong những đề tài “hot” tạo ra nhiều ý kiến đa chiều.

Thực ra “Bún chửi”, “Phở quát” hay “Cháo mắng” và cả những “bức tường chửi” nữa cũng chỉ là những mảnh  nhỏ không là gì với “người Hà Nội” khi so với những hình khối còn kinh hãi hơn nhiều đã lắp ghép nên một thủ đô không còn những nét văn hóa tinh tế được coi là đặc trưng một thời mà nhường chỗ cho một không gian bát nháo, xô bồ, ngày càng đậm đặc màu sắc văn hóa tiểu nông.

Câu chuyện dưới đây của tác giả Vương Văn Quang đã phản ánh chân thực một Hà Nội như thế. Tác phẩm này đã xuất hiện trên văn đàn cách đây hơn chục năm nhưng đến nay đọc vẫn thấy như mới…   

 

Vương Văn Quang
Theo Talawas, BBC Tiếng Việt…

Hồ Gươm là một trong những niềm tự hào của Hà Nội

Hồ Gươm là một trong những niềm tự hào của Hà Nội (BBC)

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài… Đầu tháng năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân. Ðoàn tôi xuống sân bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đã vào hạ, nhưng chưa nóng gay gắt như Sài Gòn, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu.

Trên con đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với nội đô, không nhiều lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quãng lại có những tấm biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện của một thành phố thời hiện đại. – Đọc tiếp >

Quân hàm đỏ trên bờ cỏ xanh

 

>> Những người lính

 

Truyện ngắn của  Hà Thanh Hiển
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Hình sưu tầm trên Internet, chỉ có tính minh họa

Hình sưu tầm trên Internet, chỉ có tính minh họa

Tân Binh là bạn cùng Lớp 10A với tôi năm 1970, cũng là bạn cùng Phố Chợ Cột Đèn từ khi còn bé. Năm học Phổ thông cuối cùng ấy bắt đầu chưa được bao lâu thì Tân Binh được gọi nhập ngũ khi gần tròn mười bảy. Theo quy định đương thời, Tân Binh sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp Phổ thông, không cần đợi thi vì Chiến trường phía Nam đang cần chiến sĩ. Tân Binh đi làm nghĩa vụ quân sự với đất nước và cũng vì bổn phận dân sự với gia đình: trên Tân Binh là anh trai đầu, dưới là em gái út, Tân Binh giành phần đi bộ đội trước để anh trai sắp lấy vợ sinh con cho bố mẹ an lòng. – Đọc tiếp >

Thơ, hehe…

 

Tịnh Sơn
 Theo Tiền Phong

HH – Trong cái không khí nhàm chán và bế tắc của nền khoa học xã hội nước nhà nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng thì người ta cứ tìm cách “tiếu lâm hóa” cả những thứ vẫn được coi là nghiêm túc, là”chính thống” như vụ “đề thi” mà tác giả đề cập dưới đây là một ví dụ. Cái sự bế tắc ấy cũng giải thích vì sao nhiều “tập đoàn” lại giành nhau mua tiền tỉ một tập văn vần mà các nhà thơ chuyên nghiệp của chúng ta kêu than là chẳng có chút gì là “giá trị nghệ thuật”. Nhưng nếu các nhà thơ của chúng ta vẫn tiếp tục sáng tác ra những câu thơ  vô hồn thì cũng đừng quở mắng các “tập đoàn” khi họ tìm đến những thứ mà các nhà văn, nhà thơ, nhà báo chuyên nghiệp của chúng ta chê là “nôm na mách qué giả giọng”. “Nôm na, mách qué giả giọng” thứ thiệt có khi lại còn đậm đà hơn nhiều những thứ “hồn nhiên, trong sáng” mà nhạt nhẽo và giả tạo. Xin đừng coi thường khả năng thẩm định của cái “bọn doanh nghiệp” ấy!    🙂

TP – Bài thơ chết vì cai sữa khá “bựa” trôi nổi suốt mấy năm nay trên mạng, bỗng vừa được một đơn vị thuộc Đại học Luật Hà Nội bốc nguyên con đưa vào đề thi cuối năm. Cùng lúc với vụ ồn ào quanh tập thơ trẻ con được mua với giá hơn nửa tỉ đồng…Thơ vào đề thi kể rằng anh chồng cai sữa cho con bằng cách bôi “dung dịch màu vàng” lên “đôi gò bồng đảo” của vợ để con “ngậm cay khỏi bú”. Đi làm được một lúc, anh sực nhớ lúc sáng bôi nhầm thuốc cực độc cho vợ, bèn hốt hoảng phóng về. Đến nhà thấy đông người xúm xít, anh chồng suýt ngã lăn vì sợ, thì thằng cu con 4 tuổi từ nhà phóng ra hổn hển mách, rằng chú hàng xóm “chết trong kia ba ạ…!”.
– Đọc tiếp >

Ca sĩ Mỹ Linh – từ “Chat với Mozart” đến “sự cố Quốc ca”…

 

HHNhân có một số luật sư đòi kiện ca sĩ Mỹ Linh vì  việc “xuyên tạc quốc ca” gần đây của cô, HH xin đăng lại bài viết mới “ra lò” của tác giả Nguyễn Quôc Tấn Trung bàn về việc này và một bài viết của Hà Hiển cách đây đã 9 năm về vụ “Chat với Mozart” cũng liên quan đến ca sĩ Mỹ Linh – một sự kiện cũng gây ầm ĩ không kém khiến một ông tiến sĩ luật nổi tiếng phải lên tiếng…

 

Mỹ Linh, Quốc ca, và bài học từ Nhân Văn Giai Phẩm

Nguyễn Quốc Tấn Trung
Theo Luật Khoa Tạp Chí  (30.5. 2016)

Ca sĩ Mỹ Linh trong phần trình bày Quốc Ca tại buổi lễ. Ảnh: Vietnamnet

Ca sĩ Mỹ Linh trong phần trình bày Quốc Ca tại buổi lễ. Ảnh: Vietnamnet

Bản thân người viết không phải là khán giả yêu thích cách trình diễn của “Diva” Mỹ Linh, ngay từ khi cô chỉ mới bắt đầu bước vào làng nhạc Việt. Vậy nên yêu, thích, giận, ghét là chuyện rất thường của con người, đặc biệt khi nói đến âm nhạc – thứ vốn không có một chuẩn mực cố định nào. Có thể dùng mọi từ ngữ để miêu tả buổi diễn này – “ngờ nghệch”, “báng bổ”, “ngu ngốc” hay “không thể chấp nhận được”. Nhưng đến khi một nhóm các cá nhân mong muốn có một hành động pháp lý để “trừng trị” Mỹ Linh, chúng ta có một câu chuyện khác để bàn đến. – Đọc tiếp >

Một chút Ái Vân

>> Tự truyện Ái Vân – Để gió cuốn đi: Bị đồn thổi đóng phim con heo

 

Nguyễn Quang Lập.
(Nhân đọc tự truyện Để gió cuốn đi)

Theo FB Nguyễn Quang Lập

13082641_1606853219630581_2594240405730863571_nThời trai trẻ tôi là fan cuồng của Ái Vân, và say mê chị từ thuở 17 cho tới tận bây giờ. Tôi đọc tất tần tật những gì viết về chị cùng một núi giai thoại về chị và đinh ninh mình đã hiểu Ái Vân đến tận đáy. Mãi khi đọc hết cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân, tôi mới nhận ra những gi mình tưởng là biết về chị, thì ra không phải. – Đọc tiếp >