Thư giãn cuối tuần: Dù sao vẫn… sướng!

 

Nguyễn Tiểu Ngộc Tam
(Tác giả gửi Blog Hahien)

“Made in Viet Nam” – Hình st từ Internet

Trên báo điện tử Dân Trí hôm nay (31/3/2017) có bài báo với tiêu đề “Thế giới tin dùng hàng”Made in Vietnam” hơn hàng “Made in China”, mừng quá bèn đọc hết để xem thế giới nói gì. Thấy những thông tin sau đây :

– Đây là kết quả khảo sát của Tổ chức Made In Country Index (MICI) công bố đầu năm 2017.

– 50 đối tượng bao gồm EU và 49 quốc gia có hàng hóa được khảo sát. – Đọc tiếp >

Chơi gốm ở Bát Tràng: Tròn do khéo, méo do đất

 

Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)

“Chơi gốm” ở Bát Tràng – Hình st từ internet

“Chơi đồ Gốm” là thú chơi rất sang, không những cần đam mê mà còn phải tốn tiền và mất thời gian. Ít nhất là mua sắm các đồ gốm quý, độc đáo để bày biện trong nhà làm vật kỷ niệm những chuyến đi đâu đó và làm của gia bảo. Cao hơn nữa là sưu tập có hệ thống, tham gia các hội nhóm cùng sở thích để trao đổi, trưng bày, đấu giá… Số người “Chơi đồ Gốm” này chắc chả bao nhiêu?

Ngược lại, “Chơi Gốm” là một thú chơi khác hẳn. Ai cũng chơi được, nhất là trẻ con đến với Làng Gốm Bát Tràng. Chi phí bỏ ra cho mỗi em đến từ Nội thành Hà Nội là tiền vé xe buýt đi về và một chút tiền khoảng trị giá một bữa ăn sáng mà thôi. – Đọc tiếp >

Chờ cả giờ xem xác chó, 20 giây đợi đèn đỏ thì không

 

Nghi Sơn
Theo Tuổi Trẻ

TTO – Thật bi hài khi cả ngàn người hiếu kỳ chờ xem khám nghiệm bao tải nghi thi thể thật ra chỉ là xác một con chó, gây kẹt xe kéo dài trên đường Ngô Tất Tố, TP.HCM.

Giao thông hỗn loạn trên đường Ngô Tất Tố chiều 23-3, do một bao tải chứa xác con chó làm người dân lầm tưởng xác người – Ảnh: Nghi Sơn

Chiều 23-3, tôi cùng hàng chục người đã gặp một cảnh vô cùng oái ăm trên đường Ngô Tất Tố (đoạn qua phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM), khi hàng trăm người hiếu kỳ tập trung theo dõi công an khám nghiệm hiện trường một bao tải bốc ra mùi tử khí. – Đọc tiếp >

Chuyện vui cuối tuần: Các chữ ấy tiếng Tây là gì?

 

>> Nói ra lại thấy… buồn ơi là buồn
>> Những bức tường chửi

 

Hà Văn Khà
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Hình st từ Internet

Chuyện đường phố của Thành phố Văn minh kể về một anh chàng du khách ba lô không rõ là người Anh hay Pháp, Mỹ hay Úc… , sau đây xin gọi đại thể là Tây như dân Ta quen gọi.

Hắn Tây này lần đầu đến Ta, ít nhiều có tìm hiểu trước về phong tục tập quán của nước Ta. Hắn được chỉ giáo (tất nhiên là bằng tiếng Tây) rằng “Nhập gia tùy tục” và “Tiền chủ hậu khách” nghĩa là cứ để ý mà làm theo người dân sở tại là mọi việc đều “Đầu xuôi đuôi lọt”… – Đọc tiếp >

Về chuyện người dân tự làm đèn chiếu sáng quốc lộ – Được một việc, hỏng việc lớn hơn

 

Nguyễn Tiểu Ngộc Tam
(Tác giả gửi Blog Hahien)

Đọc báo Thanh Niên thấy có bài có vẻ như vinh danh đồng bào một thôn của tỉnh Gia Lai góp tiền làm hệ thống chiếu sáng 5 Km quốc lộ, hàng tháng lại tự góp trả tiền điện cho việc này. Có bạn đọc hồ hởi bảo rằng đúng là dựa vào dân thì việc khó trăm lần cũng trở thành dễ.

Lại nhớ đến cách đây lâu lắm rồi, TV có ca ngợi một phụ nữ ngồi bán quán gần đường tầu hỏa, mỗi khi sắp có tầu chạy qua thì tạm bỏ quán ra ngăn xe cộ và người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. Cách đây vài tuần một trường hợp tương tự cũng được báo chí khen. – Đọc tiếp >

1.000 hộ dân tự góp tiền làm đèn đường, trả tiền điện… chiếu sáng quốc lộ

 

Bất hợp lý, việc này phải là việc phải làm của các cơ quan chức năng của nhà nước đẻ đảm bảo an ninh trật tự cũng như an toàn giao thông. Người dân đã đóng nhiều thứ thuế để dùng vào những chuyện như thế này. Số tiền ấy đã đi về đâu mà người dân phải bỏ tiền ra để được hưởng những thứ mà đương nhiên mình được hưởng?(Trần Thanh Tâm – bạn đọc Báo Thanh Niên)

 

Trần Hiếu
Theo Thanh Niên

Người dân tự nguyện đóng góp để làm đèn đường (Trần Hiếu)

Câu chuyện độc đáo này xảy ra ở thôn Thanh Tân, xã Ia Krêl, H.Đức Cơ (Gia Lai)

Dọc tuyến quốc lộ 19 đoạn qua xã Ia Krêl từ nhiều năm qua luôn là một trong những điểm nóng về giao thông. Tình hình an ninh nông thôn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Hệ thống điện đường ở khu vực này không được trang bị, lòng đường hẹp và dân lại ở sát đường nên bất tiện trong quá trình đi lại, đặc biệt là vào ban đêm. – Đọc tiếp >

Nghi phạm ấu dâm – Lý thuyết và cuộc sống

 

>> Đám đông cuồng nộ dẫn đến đống rác của độc tài
>> Đám đông cuồng nộ

 

Anh Thư, từ Sài Gòn
Theo NCTG

Minh họa: nowtheendbegins.com

(NCTG) “Trong tình cảnh nhiều vụ án đã kéo dài, pháp luật chưa xử lý nghiêm minh, thì việc cộng đồng tự bảo vệ nhau bằng cách truyền hình ảnh “nghi phạm”, theo tôi là “sự chọn lựa” cần thiết và không thể trách được”.

Gần một năm trước, tôi đang trên đường đến Formosa để tìm hiểu rõ điều gì đang diễn ra ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trọng tâm của dư luận vào thời điểm đó vì liên quan đến thảm hoạ môi trường. Tuy chưa có một phiên tòa chính thức nào, hầu hết những người dân nơi đây đều khẳng định chắc chắn rằng, “nghi phạm” Formosa chính là “thủ phạm” gây nên cảnh biển tang thương mùi cá chết.

– Đọc tiếp >

Con gái Bát Tràng

 

Nhạc:  Hà Thanh Hiển,  phỏng Thơ:  Hồ Minh Hà (*)ca sĩ thể hiện:  Minh Nhật

(Tác giả gửi Video Clip)

(*) Nguyên văn bài thơ của Hồ Minh Hà như sau:

NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG

Hồ Minh Hà

Em cầm bút vẽ lên tay con gái bát tràng 2
Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Cánh cò bay lả, bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Hài hòa đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng

TP Đà Nẵng: Tài sản khủng, quà tặng khủng?

 

Hiệu Minh
Theo Blog Hiệu Minh

Bên bờ sông Hàn – Đà Nẵng. Ảnh: HM

Gần chục năm trước ở World Bank có một vị VIP phụ trách IT duyệt nhiều dự án mua sắm. “Chẳng hiểu sao”, ông đã mua số cổ phiếu giá trị gần 20 ngàn đô của một trong những công ty mà sau đó thắng thầu bán thiết bị IT.

Khi bị phát hiện, ông đã bị truất hết mọi quyền lợi và cấm đến các văn phòng World Bank trên toàn thế giới vì đã vi phạm luật “xung đột lợi ích – conflict of interest”. – Đọc tiếp >

Đám đông cuồng nộ

FB Trung Bảo

HH – Những điều nhà báo Trung Bảo nêu trong bài viết này thì chỉ có “từ đúng trở lên”. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại – muốn người dân tuân thủ đúng pháp luật, không bêu riếu hay kết án “những kẻ chưa bị tòa án kết tội” thì việc thực thi pháp luật của các cơ quan thực thi pháp luật phải nghiêm, không được tìm cách bao che cho kẻ có dấu hiệu phạm tội. Trường hợp gần đây nhất, nếu vụ việc liên quan đến nghi phạm quê Thái Bình (được cho là cháu một cán bộ cấp cao) được xem xét một cách minh bạch thì người ta có thể đã chẳng nổi điên đến mức chia sẻ ảnh của kẻ này lên mạng để bêu riếu. Và trong nhiều trường hợp như các trường hợp gần đây nhất, sự bêu riếu một cách phi pháp này lại có tác dụng tạo dư luận thúc ép thì các cơ quan thi hành pháp luật mới phải vào cuộc một cách nghiêm túc hơn. Cho nên những điều ông Trung Bảo này nói chỉ đúng ở bên Mỹ thôi.

Sau khi 2 em học sinh mất tích, đám đông cuồng nộ đã đánh chết một hiệu trưởng tại ngôi làng Nirpur, thành phố Patna, bang Bihar, Ấn Độ. Ảnh: AP

Tim tôi thắt lại mỗi khi phải đọc những thông tin xâm hại trẻ em. Bởi vì tôi có con nhỏ và tôi nguyện mình có thể chết để giữ được sự trong veo trong những đôi mắt ấy. Nhưng, tôi càng sợ hãi khi nhìn đám đông điên cuồng chia sẻ ảnh những kẻ được cho là nghi phạm của các vụ xâm hại rồi kêu gọi bêu họ lên mạng hay thậm chí là “tìm và diệt bọn ấu dâm bệnh hoạn”.

Đám đông trên mạng ứng xử với những trường hợp này không khác gì đám đông đang lăm lăm hung khí trước kẻ trộm chó, ở đây có khác chăng là họ dùng chiếc điện thoại thông minh thay cho cây gậy và nắm đấm.

– Đọc tiếp >