Thơ Mùng 10 Tết

 

Hà Ánh Charlie Dương

 

Mười ngày nghỉ Tết ăn chơi
Hôm nay vào mạng chào người anh em

Nhất vui là chuyện Cụ Khiêu. Nụ hôn trăm tuổi bao nhiêu cháu thèm Nụ hôn trăm tuổi bao nhiêu cháu thèm

Nhất vui là chuyện cụ Khiêu
Nụ hôn trăm tuổi bao nhiêu cháu thèm 

Rất nhiều tin mới được xem
Thấy 3 điều nhất giữa thềm mùa xuân:

Nhất buồn là ảnh bác Nông
Nông tài nông đức… thôi không nói nhiều…
Nhất vui là chuyện cụ Khiêu
Nụ hôn trăm tuổi bao nhiêu cháu thèm
Nhất thương Ông Ỉn làng trên
Ngang lưng chịu chém cửa Đình máu phun

Cầu mong đất nước trường tồn
Điều ngu càng bớt, điều khôn thêm nhiều

 

HACD – 28/2/2015
(Tác giả gửi Blog Hahien)

 

 

Giữ lễ

 

>> Khi cụ trăm tuổi “hôn” hoa hậu…

 

Nguyễn Thị Hậu
Theo FB Nguyễn kc Hậu

11001727_10204741407034070_5499524087976847145_nSao bây giờ người lớn thì ăn nói cộc lốc, trẻ con toàn ăn nói trống không thế nhỉ?

Chắc có nhiều lần bạn và tôi đã phải thốt lên câu hỏi đó, khi chứng kiến hay chính ta là đối tượng của những câu cộc lốc trống không ấy. Khi nghe những kiểu ăn nói như vậy chính ta thấy mắc cỡ nhưng hình như người nói thì không có cảm giác đó. Mà chẳng cứ với người ngoài, trong nhiều gia đình con cái nói năng với cha mẹ ông bà cũng y như vậy! – Đọc tiếp >

Hung hãn và hèn nhát

 

>> Văn hóa thấp dễ gây ra bạo lực
>> Hơn 5.000 người nhập viện vì đánh nhau trong Tết
>> Tết… choảng nhau và những điều đáng suy ngẫm
>> Choảng nhau dễ dàng, vì sao?
>> Hãy yêu nhau đi

 

Tuấn Khanh
Theo Blog Tuấn Khanh

gianghoHH – Về cơ bản mình đồng ý với quan điểm chung của tác giả. Mình chỉ cảm thấy một vết gợn trong bài viết này – đó là tác giả dường như gói tất cả “xã hội Việt Nam” vào chỉ có “2 phe”, đồng thời dường như đặt riêng mình ra ngoài (hay lên trên) cái “xã hội” ấy để phán xét và chỉ trích. Một số ngôn từ được sử dụng trong bài viết tuy chưa đến mức “hung hãn” nhưng cũng có hơi hướng đả kích có thể dễ dàng dẫn đến … đánh nhau (nếu tranh luận ở ngoài đời) hay có thể kích thích những “ngôn từ bạo lực” từ cả “2 phe” kia 🙂   (nếu tranh luận trên mạng). Thiết nghĩ những ngôn từ dù chưa hung hãn nhưng có thể kích động sự hung hãn thì nên tránh dùng trong một bài viết mà một phần chủ đề của nó cũng là lên án cái sự “hung hãn” và bạo lực, trong đó có bạo lực về ngôn từ…

– Đọc tiếp >

Chém lợn, nền văn hóa khỏa thân.

 

Cánh Cò
Theo canhco’s blog 

anh_1_RUXTjpgMùng sáu Tết, tin tức cho biết làng Ném Thượng vẫn tổ chức lễ hội chém lợn giữa làng và cho phép trẻ con tham gia không giới hạn.

Người làng Ném Thượng đa số không đồng ý chấm dứt lễ hội chém lợn vì cho rằng đó là truyền thống, là tinh thần gìn giữ cội nguồn của một nền văn hóa lúa nước mà Thành hoàng là biểu tượng của làng xã. Sự tích Thành hoàng làng Ném Thượng phải được nhắc tới mỗi năm để con cháu không mất gốc do lúc nào cũng nghĩ về nguồn cội.

– Đọc tiếp >

Học tập đạo đức theo gương Hồ Chí Minh như thế để làm gì?

 

>> Cha đẻ Táo Quân thú nhận cạn ý tưởng
>> Chôm, xào, trù ẻo còn… hun hít!
>> Nếu Cụ Hồ còn sống…
>> Xin đừng chơi khôn như thế!

 

Dân Choa
Theo Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên

150221072126_nong_duc_manh_house_624x351_tienphong_nocreditHH – Vì sao mấy năm gần đây người ta bắt đầu thấy chán Chương trình Táo quân  – Gặp nhau cuối năm của VTV? Khán giả ngày càng khó tính hơn chăng? Riêng mình thì cho rằng nguyên nhân chính khiến người ta ngày càng ít hứng thú với các chương trình ấy là do những gì mà chúng bày ra càng ngày càng nhạt, không đủ “phê” khi còn xa mới theo kịp đủ trò còn “nặng đô” và “vui” hơn nhiều đang diễn ra trong thực tế  – như bức hình mà bài viết dưới đây nói đến thể hiện phần nào …  

– Đọc tiếp >

Xúm “shit”

 

Con Mắt Trần Gian

congbinhKhông phải tôi bịa ra cái từ kia đâu, nó có từ cái thời mà chuyện ngụ ngôn bây giờ chính là những chuyện hàng ngày ở huyện cơ. Đại khái, [xúm “shit”] có nghĩa là bâu xâu, là chầu chực, là hóng hớt, là bu (khác với “xúm xít” đôi khi còn được mang sắc thái dễ thương hơn). Nhưng dù nghĩa là gì đi nữa thì đều khởi sự từ tò mò, giống như thuở hồng hoang của đống shit trâu úp dưới cái giá mà lão quan chức nào đấy đã vồ phải cùng với nỗi hí hửng tưởng là sắp có được bát cháo chim béo ngậy vào mồm. – Đọc tiếp >

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới – Bài hát của một thời không thể nào quên!

 

>> Báo chí chính thức Việt Nam đăng nhiều bài kỷ niệm chiến tranh Việt-Trung 1979.
>> Tưởng niệm cuộc chiến biên giới 1979
>>  Những bài ca biên giới không thể nào quên
>> Hà Nội:  Tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống Tàu 17/2/1979
>> Tháng 2 giữ đất cha ông
>> Sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979
>> GS Thayer và câu chuyện Tháng Hai
>> Không lực Trung Cộng trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống lại Việt Nam

 

Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia)

ratranChiến đấu vì độc lập tự do là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi nghe tin chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ vào sáng ngày hôm đó. Đây là bài hát mở đầu cho dòng nhạc “biên giới phía Bắc”. Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới – câu đầu tiên trong ca từ.

Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20 tháng 2. Ngày 9 tháng 3, bài hát được đăng trên báo Nhân Dân. Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4.

Khi quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc được cải thiện, theo thỏa thuận giữa hai nước, nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, bài hát này cùng với một số bài khác không còn được lưu hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập.

 

sinovn1

– Bấm vào đây để nghe lại bài hát hào hùng này >

Mấy lời tiễn biệt Ông Nguyễn Bá Thanh

 

Nguyễn Trần Sâm
Theo Lề Trái

ongThanh-skmoiTrong khoảng giữa hai cái tết dương và âm của năm 2015 này, sự kiện được nhiều người chú ý nhất chắc chắn là sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh, chính khách tầm cỡ, và quan trọng hơn, là có phong cách riêng khá đậm chất con người.

Đã làm quan từ địa phương lên đến chức trưởng một ban đặc biệt quan trọng của trung ương đảng cầm quyền, ông Thanh, cũng như những quan chức khác, khó mà tránh khỏi việc gây oán hận cho không ít tầng lớp người trong xã hội. Những sự kiện ở giáo xứ Cồn Dầu, vụ xử tướng công an Trần Văn Thanh,… là vài ví dụ về những việc làm như vậy. – Đọc tiếp >

Mùa Xuân – Nghệ Sĩ – Tình Yêu

 

>>
>> Về lại Hải Phòng

 

Nhạc và thơ :       Hà Thanh Hiển
Người thể hiện:  Ca sĩ Ánh Tuyết (1994), NSƯT Ánh Tuyết (2014)

 

NSƯT Ánh Tuyết

NSƯT Ánh Tuyết

Én về cùng với Xuân sang
Nụ Mai kịp nở pha vàng gió Xuân
Người trao nhau nhánh lộc non
Ta trao lời hát yêu thương cho mình

Trái tim Nghệ Sĩ lung linh
Cháy qua băng giá trọn tình thủy chung
Tháng năm phai nhạt nét son
Xanh cao giọng hát mãi còn ngân vang

Tình Yêu đâu có muộn màng
Ban mai Nguyên Đán vẫn đang hẹn chờ
Hát lên Em! Xóa đêm mờ
Trái đầy chẳng phụ một mùa Hoa dâng

HTH

1992

– Bấm vào đây để nghe hát >

“Anh đã nằm xuống, sau một lần đến đây”

 

>> Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời
>>GS Thuyết: VN có nhiều ‘Nguyễn Bá Thanh’
>> Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ viết về ông Nguyễn Bá Thanh.
>> Những phát ngôn ấn tượng của ông Nguyễn Bá Thanh

 

Hiền Nghi
Theo VNTB

Không ai nghĩ rằng, người thanh niên này về sau trở thành chúa đất miền Trung.

Không ai nghĩ rằng, người thanh niên này về sau trở thành chúa đất miền Trung.

Việc ông mất đi “đột ngột”, vào đúng ngày xấu nhất, cũng báo hiệu một tương lai chính trị không còn phẳng phiu cho người con ông – Nguyễn Bá Cảnh.

Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời vào thứ sáu ngày 13 – Cái ngày mà theo quan niệm phương Tây là ngày cực kỳ xấu. Hưởng dương 61 tuổi.

Không ai nghĩ rằng, người thanh niên này về sau trở thành chúa đất miền Trung.

Chính quyền dù đã cố gắng kiểm soát thông tin, từ hình ảnh đến sự kiên liên quan đến cán bộ cấp cao (ở đây là ông Nguyễn Bá Thanh), nhưng dường như đó là một cách kiểm soát chắp vá và đầy chật vật. – Đọc tiếp >