Không lực Trung Cộng trong cuộc chiến tranh “trừng phạt” chống Việt Nam

 

Tác giảChun Đô đc James B. Linder, Tiến sĩ A. James Gregor
(Tạp chí Đại học Hàng không, Tháng 9 -10/ 1981)

Chuyển ngữ Hà Hiển (dịch từ nguyên bản tiếng Anh để tặng Blogger Tranhung 09)

Đường link nguồn của văn bản gốc (do blogger Tranhung09 sưu tầm):

http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/aureview/1981/sep-oct/linder.htm

 Vài lời bàn thêm của người dịch sau khi đọc bài viết này:

1)      Bài này có lẽ được viết vào những năm 1980 (hoặc sử dụng thông tin của những năm ấy). Vị thế về chính trị – quân sự nói chung và sức mạnh không quân của Trung Quốc hiện nay đã khác xa với thời đó cùng với những biến chuyển lớn của tình hình thế giới nói chung.

 2)      Thông tin trong bài viết này về lực lượng không quân Trung Quốc trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung – Việt 1979 hẳn là đáng tin cậy khi các tác giả là sỹ quan hoặc chuyên gia nghiên cứu về quân sự. Những thông tin này cho ta thấy các tác giả đánh giá lực lượng không quân Việt Nam tại thời điểm đó cao hơn không quân Trung Quốc đang sở hữu các máy bay với công nghệ kém hơn và đội ngũ phi công không có kinh nghiệm chiến đấu và không được đào tạo đầy đủ. Và như các tác giả phân tích, đây có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc quyết định không đưa không quân vào tham chiến trong cuộc xung đột với Việt Nam.

 3)      Vậy thì những lý do gì không quân Việt Nam, được đánh giá ưu việt hơn so với không quân Trung Quốc tại thời điểm đó (do sở hữu các máy bay hiện đại của cả Liên Xô – từ viện trợ, và Hoa Kỳ – được tiếp quản từ Quân lực VNCH và có đội ngũ phi công đã dày dạn qua chiến đấu – HH), lại không được Việt Nam đưa vào tham chiến? Nếu lý do Trung Quốc không đưa không quân tham chiến là khôn ngoan vì những nhược điểm của nó so với đối phương thì liệu quyết định tương tự của Việt Nam có phải là thiếu khôn ngoan khi được đánh giá là  ưu việt hơn vào thời điểm đó? Hình như chưa có bài viết nào của các chuyên gia quân sự trong nước và thế giới đưa ra những phân tích để làm sáng tỏ những câu hỏi này.

 Sau đây là toàn bộ nội dung bài viết đã được dịch ra tiếng Việt. Do không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không – quân sự hoặc ngôn ngữ nên đối với những thuật ngữ tiếng Anh không quen thuộc với người dịch thì ngoài phần được dịch (đoán) ra tiếng Việt, người dịch ghi thêm nguyên văn tiếng Anh trong dấu ngoặc đơn liền kề. Ngoài ra để phù hợp với cách diễn đạt của người Việt, một số từ ngữ có thể được thêm vào (hay bớt đi)  so với nguyên bản và trong những trường hợp như thế, để tôn trọng bản gốc người dịch chỉ để trong dấu ngoặc đơn những chữ thêm vào như vậy. Đối với những từ hoặc cụm từ mà người dịch không dám chắc là đã hiểu thì có thêm dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn, v.v…Ngoài ra, bản dịch chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót – bạn đọc có thể vào đọc bản gốc từ đường link đã cho ở trên để kiểm chứng.

Hahien’s Blog

– Bấm vào để đọc tiếp>

Lê Đình Chinh – người anh hùng quên mình xả thân cứu nhân dân và đồng đội!

Lê Đình ChinhHôm qua, hàng loạt báo đưa tin về việc cải táng hài cốt Anh hùng Liệt sĩ Lê Đình Chinh.

Nhưng một trong những thông tin quan trọng nhất là bọn xâm lược Trung Quốc đã giết hại Lê Đình Chinh thì hầu hết các báo đều không nói rõ, chỉ ghi chung chung là “bọn côn đồ” hay “bọn xâm lược bên kia biên giới”!

Xin được ghi lại ở dưới đây thông tin có lẽ rõ ràng nhất về Lê Đình Chinh do trang quansuvn.net cung cấp:

Lê Đình Chinh là chiến sĩ công an vũ trang nhân dân đã hy sinh anh dũng ngày 25/8/1978 trong khi chiến đấu để bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ Quốc.

– Bấm vào để đọc tiếp>

Vì sao sinh viên Việt Nam “ngấy tận cổ” môn Triết?

HH- Bài viết phía dưới đây của Chu Mộng Long (*) , giảng viên một trường đại học ở Việt Nam, lý giải vì sao sinh viên bây giờ “ngấy tận cổ” môn triết học. Xin được bàn thêm vài ý sau:

Ở những nước dân chủ, và theo tôi được biết dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa ở miền nam trước đây, một số trường đại học vẫn dạy hoặc nghiên cứu chủ nghĩa Marx nhưng người ta coi nó như một môn khoa học nên chấp nhận sự phản biện của sinh viên. Còn ở ta thì môn này bị chính trị hóa, thực chất là một trong những môn học chính trị và vì là môn chính trị nên nó phải được diễn giải theo định hướng chính trị của những người chủ xướng và không chấp nhận phản biện theo hướng phê phán. Đấy cũng là lý do khiến sinh viên chán học.

– Bấm vào để đọc tiếp>