Ngày này 40 năm trước…
30/03/2012 2 bình luận
Hà Hiển
Hôm nay 30/3, kỷ niệm 40 năm ngày bắt đầu một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam (*) – đó là ngày nổ ra cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy mùa (cuối) Xuân 1972″ theo cách gọi của “Việt Cộng” hay còn có tên gọi khác mà phía Việt Nam Cộng Hòa hay sử dụng là “Mùa hè đỏ lửa” kéo theo những trận đánh ác liệt tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc, Bình Long… mà điển hình là cuộc giằng co đẫm máu nhất tại Thành Cổ Quảng Trị với nhiều người chết nhất, không chỉ là binh sĩ của cả 2 phía mà cả hàng chục vạn dân thường trên đường di tản khỏi những “cối xay thịt”
Có một sự kiện đặc biệt xảy ra vào giai đoạn đầu của chiến dịch. Đó là việc Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 của “ngụy” đã ra lệnh cho toàn thể binh sĩ “phản chiến, mang súng trở về với nhân dân” – theo cách nói của phía bên này (hoặc có thể chỉ đơn thuần là “ra hàng” – theo cách nói của phía bên kia). Lúc ấy báo chí miến bắc đồng loạt đưa tin Trung tá Đính được gia nhập “Quân giải phóng” và được giữ nguyên cấp bậc và chức vụ
Không rõ cả cái trung đoàn “ngụy” ấy có trở thành một trung đoàn “Quân giải phóng” không và số phận ông Đính từ đó cho đến bây giờ ra sao?
Đọc thêm thông tin về chiến dịch đẫm máu này này trên trang WIKIPEDIA:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Xu%C3%A2n_-_H%C3%A8_1972
Và có thể xem một số hình ảnh về chiến dịch này trên trang sau:
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157626022050434/detail/
__________________________________________________________________________________________
(*) Cho đến nay vẫn còn có những quan điểm rất khác nhau về việc nên đặt tên cho cuộc chiến này là gì – Đọc thêm bài của GS Lê Xuân Khoa đã đăng trên BBC: 30 năm gọi tên gì cho cuộc chiến?
Bình luận mới nhất