Ai “phản động” nhất?
16/09/2016 6 bình luận
Hà Hiển
Xin lưu ý trước, “phản động” theo cách đề cập của bài viết này là thái độ bất mãn với chế độ hiện thời. Định nghĩa này không nhất thiết trùng với quan niệm về “phản động” của nhà nước cũng như của những người khác và trong phạm vi bài viết này cũng không bàn đến sự tốt hay xấu của thái độ “phản động”. Đánh giá “phản động” là tốt hay xấu xin giành cho các bạn đọc.
Vậy ai là những người Việt “phản động” nhất? Người viết tạm phân làm 3 nhóm để đánh giá là:
- Những người đã từng sống dưới chế độ VNCH đã bỏ nước ra đi sau sự kiện 30/4/1975
2. Những người đang sống trong nước.
3. Những người đã từng sống ở miền bắc XHCN cũng đã bỏ nước ra đi đã lâu vì lý do kinh tế.
Người viết đã có cơ hội tiếp xúc, nói chuyện với những người thuộc cả 3 nhóm trên và tạm đưa ra nhận xét như sau (được xếp theo thứ tự ưu tiên theo “mức độ ‘phản động’ “)
- Những người có mức độ “phản động” nhất thuộc về những người ở nhóm 1, họ chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục hoàn toàn khác biệt với nền giáo dục dưới thể chế XHCN, có người đã từng là quân, cán, chính của chế độ cũ ở miền Nam. Họ bất mãn sâu sắc với nhà nước Việt Nam hiện thời và cho rằng họ đã bị mất nước sau sự kiện 30/4/1975. “Nước” theo quan niệm của họ là thể chế VNCH đã bị giải thể.
- Những người có mức độ “phản động” thứ nhì nằm trong số những người đang sống ở Việt Nam. Họ bất mãn với chế độ vì là những người chứng kiến những tệ nạn tham nhũng, lạm quyền, và nhiều khuyết tật khác của chế độ.
- Những người ít “phản động” nhất là những người đã từng sống tại miến bắc XHCN nhưng đã định cư ở nước ngoài từ lâu. Những người này đa phần bỏ nước ra đi từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước khi đời sống kinh tế trong nước rất khó khăn. Họ ra đi chủ yếu vì lý do kinh tế. Nay thỉnh thoảng họ về nước thấy đời sống kinh tế của bà con họ hàng trong nước khá giả hơn rất nhiều, nhiều gia đình còn có nhà lầu, xe hơi. Họ không ở trong nước thường xuyên và thực sự họ cũng đã là công dân nước khác nên họ không bị tác động nhiều bởi những khuyết tật của hệ thống chính trị, không thường xuyên phải chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt. Họ lại đã từng được học tập dưới “mái trường XHCN” một thời nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục đó. Khi họ ra đi thì đất nước còn nghèo nhưng tầng lớp lãnh đạo cơ bản còn trong sạch, gương mẫu vì cũng không có nhiều điều kiện để tham nhũng như bây giờ. Nay họ trở về nước thấy kinh tế phát triển trong khi cách nhìn về tầng lớp lãnh đạo của họ về cơ bản cũng vẫn không khác nhiều so với họ nghĩ như khi còn ở trong nước ngày xưa.
(Trên báo thỉnh thoảng lại đưa tin tổ chức quốc tế nào đó qua điều tra dư luận trong người Việt, đi đến kết luận rằng “người Việt hạnh phúc nhất thế giới”, mình chưa bao giờ được hân hạnh trả lời phỏng vấn của “tổ chức quốc tế” nào về chuyện này nên đoán đối tượng “điều tra” của các “tổ chức quốc tế” này chắc chủ yếu chỉ nhắm vào những người thuộc nhóm cuối này.)
Tất nhiên, đánh giá trên có tính tương đối, vì nếu không nâng cao tinh thần cảnh giác thì ở đâu cái bọn “phản động” cũng có thể trà trộn vào được kể cả ở nhóm xếp cuối cùng kể trên. Nhưng đó có lẽ chỉ là cá biệt. Bài viết này chỉ cố gắng đưa ra một đánh giá có tính cách khái quát và chắc không tránh khỏi phiến diện ở một mức độ nào đó.
Phản động hiểu theo nghĩa của từ ngữ là chống lại quy luật vận động.
“Phản động” theo nghĩa của bài viết này là… như cách diễn đạt trong bài viết 🙂
Biết từ khi đọc ngay từ đầu bài rồi, bình luận chơi thôi.
Còn một nhóm người nữa rất “phản động” là nhóm người đã từng sống trong chế độ XHCN nhưng không thuộc nhóm thứ ba, không vì lý do kinh tế. Nhóm này thậm chí từng là sản phẩm chính hiệu thuộc lớp “tinh hoa” của chế độ XHCN
Vâng. Bài viết phiến diện ở mức độ mới chỉ đề cập đến tầng lớp người bình thường nói chung, chưa đề cập đến “giới tinh hoa”. Trong giới này cũng có “phản động” nhưng số “phản động” ở đó cũng vẫn còn cá biệt hoặc còn đang ở ẩn dù đang ngày càng có xu hướng nhiều lên. Bác bổ sung thêm như thế là trọn vẹn.
Mức độ “phản động” của nhóm thứ tạm gọi thứ tư trên đây rất cao vì họ là những người chui từ trong chăn ra.