Lãnh đạo Đài Loan lại phản bác lời kêu gọi của ông Tập ‘về với đại lục’

 

HHÔng Tập kêu gọi Đài Loan thống nhất với Trung Quốc trên cơ sở “một quốc gia hai chế độ” và cam kết “các tài sản riêng, tôn giáo và lợi ích hợp pháp của “đồng bào Đài Loan” sẽ được bảo vệ toàn vẹn” nhưng đã bị lãnh đạo Đài Loan bác bỏ.

Tui có lời khuyên ông Tập hãy cam kết và ưu tiên thực hiện điều này ở Trung Quốc đại lục, sao cho các tài sản riêng, tôn giáo, quyền con người và các lợi ích hợp pháp của chính người Trung Quốc ở đại lục được tôn trọng và được bảo vệ toàn vẹn thì lúc ấy nếu ông có kêu gọi Đài Loan “trở về với đại lục” trên cơ sở “một quốc gia một chế độ” thì người Đài Loan chắc cũng sẽ vui vẻ chấp nhận.

Ông Tập hãy lo những điều tốt đẹp ấy cho người Trung Quốc ở đại lục xong đi đã rồi hãy tính tiếp. Người Đài Loan đã có những điều tốt đẹp ấy rồi nên không cần ông Tập phải lo cho họ.

Đài Loan chỉ có thể “về với đại lục” theo cách thức “một quốc gia một chế độ” như vậy thì mới là hạnh phúc cho chính người Trung Quốc, cả ở đại lục và ở Đài Loan, và mới không trở thành mối hiểm họa khổng lồ cho cả thế giới.

TTO – Chủ tịch Trung Quốc nói “người Trung Quốc không nên đấu với người Trung Quốc” và cam kết đảm bảo toàn vẹn “chế độ, hệ thống xã hội cũng như lối sống của đồng bào Đài Loan”. Nhưng lãnh đạo Đài Loan nói không.

Theo Tuổi Trẻ

Lãnh đạo Đài Loan lại phản bác lời kêu gọi của ông Tập về với đại lục  - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu ngày 2-1 về vấn đề Đài Loan – Ảnh: REUTERS

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc kêu gọi chấm dứt đối đầu quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng đã tới lúc Bắc Kinh và Đài Bắc có các bước đi chấm dứt sự chia cắt 70 năm giữa hai bên, gợi ý chính sách “một quốc gia, hai chế độ” có thể sẽ phát huy tác dụng. – Đọc tiếp >

“What China Might Have Been”, hay “Liệu Trung Quốc đã ra sao”

 

Xuân Thọ
Theo FB Tho Nguyen

Các cựu Tổng Bí thư đảng CS TQ Hồ Diệu Bang (trái) và Triệu Tử Dương (phải)

“What China Might Have Been”,hay “Liệu Trung Quốc đã ra sao” là tên bài báo đăng trên Asia Sentinel hôm 12.3.2007 [1] mà tiều phu bỗng nhớ đến, khi đọc tin nhiều nước đề phòng Huawei. Phương Tây đã không còn mơ hồ về Trung Quốc. Mọi hy vọng, “Cải cách kinh tế sẽ đem lại cho kẻ khổng lồ một khuôn mặt dễ chịu”, đã tan thành mây khói. Trung Quốc không còn là con hổ giấy, mà là một sự đe dọa toàn diện cho nhân loại. Tại sao người ta lại sợ một dân tộc đang trỗi dậy? Câu trả lời nằm trong bản chất phát xít của chế độ XHCN mang mầu sắc Trung Hoa mà tôi đã viết trong loạt bài “Trung quốc xã”.[2] – Đọc tiếp >

Dương Danh Dy – Một trong những người hiểu Trung Quốc nhất – đã ra đi

 

Trương Huy San
Theo FB THS

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy (Ảnh: Internet)

Nhà ngoại giao Dương Danh Dy vừa mất hôm qua. Ông được coi là một trong những người VN hiểu Trung Quốc nhất; đúng hơn là hiểu dã tâm đối với VN của Chính quyền Trung Quốc nhất.

Ông nhận vai trò Bí thứ thứ nhất Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh vào tháng 9-1977, thời điểm mà xung đột giữa VN và TQ đang bị đẩy dần tới đỉnh điểm; và, rời Trung Quốc năm 1996, thời kỳ “hữu nghị hậu Thành Đô”, khi đang làm Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu.

Không chỉ tiếp xúc được với nhiều nhân chứng lịch sử, nhờ rất thông thạo tiếng Trung, Dương Danh Dy có lẽ là người VN đọc được nhiều nhất các tài liệu, sách báo, nhật ký, hồi ký có liên quan tới VN của các lãnh đạo và nhà ngoại giao TQ. Cho dù có rất nhiều bạn bè người Hoa, ông Dương Danh Dy chưa bao giờ mơ hồ về chính quyền Bắc Kinh. – Đọc tiếp >

Người gốc Việt triển lãm bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ

 

VnExpress

Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.

20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế “Sự xung đột trong Biển Đông”, tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.

nguoi-goc-viet-trien-lam-ban-do-hoang-sa-tren-dat-my

Một bản đồ cho thấy quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.

– Đọc tiếp >

Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka “hai tay dâng cảng chiến lược” như thế nào?

 

Hồng Thủy
Theo Giáo dục VN

Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ khánh thành dự án Thành phố cảng Colombo trị giá 1,4 tỉ USD vay Trung Quốc, ngày 18/9/2014, ảnh: China Daily.

(GDVN) – Bắc Kinh cho vay hàng tỉ USD sau đó đòi con nợ phải “lại quả” bằng cách thuê nhà thầu Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng, đi sau là hàng ngàn lao động. 

The New York Times ngày 25/6 có bài phân tích, Trung Quốc làm thế nào để ép Sri Lanka phải nhượng một cảng quan trọng cho họ. Tác giả cho biết:Mỗi lần Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa (2005-2015) dùng dự án xây dựng một cảng lớn tại Hambantota để vay tiền và xin viện trợ từ Trung Quốc, ông luôn được Bắc Kinh đáp ứng.
– Đọc tiếp >

TQ ‘giáo huấn’ doanh nghiệp về làn sóng bài Trung ở VN và các nước

 

VOA Tiếng Việt

Nhóm đi đầu trong cuộc biểu tình tại Việt Nam vào ngày 10/6/2018.

Tờ báo của nhà nước Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo, hôm 26/6 cảnh báo các công ty nước này phải “khéo cư xử” và “cẩn trọng” trước làn sóng “chủ nghĩa dân tộc” ở các quốc gia Đông Nam Á, dẫn chứng những vụ biểu tình chống Luật Đặc khu gần đây tại Việt Nam.

Không nêu cụ thể nước nào, nhưng tờ báo được xem là “cái loa của Bắc Kinh” lý giải tính “nhạy cảm” về sự xuất hiện của các công ty Trung Quốc trong khu vực là do “tranh chấp lãnh thổ” và “Một số quốc gia có tỷ lệ dân số người Hoa cao có một lịch sử chống Trung Quốc, kỳ thị người Hoa và cảnh giác với các doanh nghiệp Trung Quốc đang nắm giữ sinh mệnh kinh tế của đất nước”. – Đọc tiếp >

Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba

 

VOA

Người dân Hồng Kông biểu tình trước Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, bày tỏ lòng thương tiếc nhà tranh đấu Trung Quốc Lưu Hiểu Ba qua đời, ngày 13/7/2017.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm thứ Năm 13/7 lên tiếng về cái chết của nhà tranh đấu cho nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba. – Đọc tiếp >

Bí mật sau chủ trương xuất binh đánh Việt Nam năm 1979 của ông Đặng Tiểu Bình

 

>> Đặng Tiểu Bình và truyền thông Việt Nam

 

Tinh Vệ biên dịch
Theo Đại Kỷ Nguyên

Ông Đặng Tiểu Bình khiến hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh xã hội rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại. Ông ta chính là kẻ chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, tên tuổi của ông đã bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử. (Ảnh: internet)

Ông Đặng Tiểu Bình khiến hàng ngàn học sinh đầu rơi máu chảy, hàng chục ngàn tinh anh xã hội rơi vào ngục tối, hàng triệu người dân vô tội bị bức hại. Ông ta chính là kẻ chủ mưu gây cuộc tàn sát ngày 4/6 tại Thiên An Môn, tên tuổi của ông đã bị đóng cây đinh kiên cố trên trụ cột ô nhục của dòng lịch sử. (Ảnh: internet)

Tháng 2/1979, ông Đặng Tiểu Bình điều động 200.000 quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm phạm Việt Nam. Trong vòng một tháng, quân ĐCSTQ tử trận trên 20.000 người, bị thương thì vô số, chịu thảm bại nặng nề.

Nguyên nhân của cuộc chiến này là: Cộng sản Campuchia do ĐCSTQ xúi giục và dung túng (Khmer Đỏ), đã tàn sát 1/4 dân số Campuchia, trong đó có cả kiều bào Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam lấy lý do bảo vệ kiều bào đã đưa quân sang Campuchia để lật đổ Khmer Đỏ, cứu người dân Campuchia thoát khỏi địa ngục. ĐCSTQ xuất quân đánh Việt Nam để trả thù việc Việt Nam đã đánh Khmer Đỏ. – Đọc tiếp >

Cục trưởng Trung Quốc bắn bí thư và thị trưởng rồi tự sát

 

Đông Phong – An An
Theo Zing.vn

Một quan chức ở tỉnh Tứ Xuyên xông vào phòng họp, bắn bí thư và thị trưởng thành phố trong vụ việc hiếm có ở Trung Quốc.

Vụ xả súng xảy ra lúc 10h50 sáng 4/1 tại trung tâm triển lãm ở thành phố Phàn Chi Hoa thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc.

Tân Hoa xã cho biết tay súng đã bắn liên tiếp vào các lãnh đạo thành phố trước khi trốn khỏi hiện trường.

Cuc truong Trung Quoc ban bi thu va thi truong roi tu sat hinh anh 1
Hiện trường vụ bắn súng ở Phàn Chi Hoa, Tứ Xuyên. Ảnh: News.163.com

Kẻ xả súng được cho là Trần Trung Thứ, cục trưởng Tài nguyên và Đất đai thành phố. Người này sau đó được phát hiện đã tự tử tại tầng hai của trung tâm triển lãm.

– Đọc tiếp >

“Mẩu giấy” có sức nặng ngàn cân của Philippines

 

Hà Hiển

 Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19.10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc


Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19.10 ở Bắc Kinh, Trung Quốc – Reuters

Trước phát biểu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây coi phán quyết của Tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và TQ chỉ là “mẩu giấy và là thứ yếu”, có thể có người cho rằng đấy đấy, cuối cùng thì ngay chính tổng thống Phi cũng có coi cái phán quyết ấy là cái gì đâu. Mà ông ta cũng đã nói thẳng là đoạn tuyệt với Mỹ, ngả hẳn vào Nga và TQ đấy thôi, vì thế biết đâu TQ lại có cảm tình với ông này mà không muốn chiến tranh với Phi nữa, thế là Phi vừa tránh được chiến tranh mà vẫn đảm bảo được độc lập với Mỹ. – Đọc tiếp >