Nhân chuyện “Bà Tưng” – Đâu là giới hạn của phê phán xã hội?

Hà Hiển

Bà tƯNG“Nếu chính người thân của chủ Blog lại hành động như nữ sinh Lê Thị Huyền Anh thì chủ Blog sẽ phản ứng thế nào?”

Đó là câu hỏi mà bạn Nguyễn Thái Hưng nêu ra trong phần bình luận của bạn ấy sau bài viết gần đây của chủ blog về “Bà Tưng”.

Mặc dù câu hỏi trên của bạn ấy không liên quan đến vấn đề được nêu ra trong phạm vi bài viết ấy, nhưng cũng xin trả lời như sau:

Xin nói ngay rằng giả sử nếu đó là con gái tôi thì tôi sẽ cấm nó làm những điều tương tự (nếu nó chưa đủ 18 tuổi) hoặc có thể tuyên bố không nhìn mặt nó nếu nó đã trên 18 tuổi mà vẫn không nghe lời tôi. Nhưng tôi không thể làm việc đó với “bà Tưng” khi cô ta không phải con tôi, em tôi mà là công dân bình đẳng như tôi, cho dù bản thân tôi không thích những hành vi của cô ta.

Không ai được phép lấy những tiêu chuẩn đạo đức hay văn hóa riêng của mình hay gia đình mình làm chuẩn mực để áp đặt lên các thành viên khác trong xã hội. Mà nếu có muốn làm điều đó thì lực cũng bất tòng tâm.

Cũng giống như việc nếu con bạn hay trốn học hoặc ăn mặc không đúng ý của bạn, bạn có thể quát mắng nó, thậm chí quất cho nó mấy roi vào đít, nhưng bạn không thể quát mắng hay đánh một đứa bé con nhà hàng xóm nếu nó mắc lỗi tương tự. Đôi khi trong những tình huống nhất định, việc cố gắng đóng vai trò một “nhà giáo dục đạo đức” có thể dẫn đến những ứng xử thiếu tinh tế, nếu không nói là … vô duyên, và do đó cũng không thể nói là chuẩn mực về văn hóa khi nó can thiệp thái quá vào quyền tự do cá nhân vẫn còn hợp pháp của người khác.

Nếu không tin thì bạn cứ thử quát mắng đứa bé hàng xóm ấy xem sao.

Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể nên thể hiện ý thức trách nhiệm trước xã hội của mình bằng việc phê phán (nhưng vẫn phải trong một giới hạn chuẩn mực cho phép) những hành vi của người khác mà dưới con mắt của chúng ta là lố lăng hay kệch cỡm nhưng luật pháp thì không thể can thiệp vào những hành vi chưa cấu thành tội phạm. Đấy là chưa nói đến việc chưa chắc tất cả mọi người khác đều coi hành vi đó là lố lăng. Nếu gặp Huyền Anh, tôi cũng sẽ tìm cách khuyên bảo cô ta một vài điều nhưng tôi phản đối việc cấm cô ta “có một chỗ ngồi dễ thấy” hay “giao lưu một vài câu chuyện với khách” trong một quán bar nào đó khi những hành vi đó không phạm luật. Như đề cập trong bài viết trước – điều này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm là các cơ quan nhà nước có thể tùy tiện can thiệp nhằm ngăn cản hay hạn chế bất cứ hoạt động hợp pháp nào của công dân. Trong trường hợp “Bà Tưng”, sự can thiệp này của “cơ quan chức năng” có thể làm vừa lòng tôi và bạn Hưng nhưng từ tiền lệ này, ai dám đảm bảo rằng họ sẽ không can thiệp vào những hành vi khác vừa hợp pháp lại vừa chính đáng của công dân?

7 Responses to Nhân chuyện “Bà Tưng” – Đâu là giới hạn của phê phán xã hội?

  1. Duy Do Nguyen says:

    Không ai có thể lấy những tiêu chuẩn đạo đức hay văn hóa riêng của mình hay gia đình mình làm chuẩn mực để áp đặt lên các thành viên khác trong xã hội. Rất hay ,cảm ơn bài viết

    • hahien says:

      Vâng, cám ơn bác đã chia sẻ – đấy là nguyên tắc và cũng là tập quán của một xã hội dân chủ – tôn trọng mọi sự khác biệt dù sự khác biệt ấy có thể là thiểu số.

  2. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Sáu, 02-08-2013 | doithoaionline

  3. Thất phu says:

    Còn tùy thuộc vào đạo đức và thẩm mỹ của công chúng,nếu bị công chúng tẩy chay thì có cho phép biểu diễn cũng bằng thừa,ở Việt Nam cứ dính scandal dơ dáy lại càng đắt sô Hồng Nhung,Thùy Linh đều như thế cả,rõ ràng đạo đức của công chúng mới quan trọng

  4. kim says:

    mấy trang báo mạng suốt ngày phê phán bà tưng thế này thế nọ, nhưng lại chạy đi khen mấy con người mẫu quốc tế mông đẹp, mông to vòng ba vòng bốn đầy đặn. tại sao không khen bà tưng như khen người mẫu nước ngoài đi. lại đem người nhà mình ra phê phán rồi chém tả tơi trên cộng đồng mạng vậy. mấy trang báo mạng nhà mềnh rốt cuộc là thế nào đây? ! phê phán bà tưng hơi quá đáng mà có biết rằng mấy con người mẫu nước ngoài nó thế nào đâu.! ở bên tây nó là cave là người mẫu ngực trần là người mẫu của tạp chí play boy suốt ngày ăn lông ở lổ mà khen rèng gớm…… báo mạng nhà ta copy mang về khen này khen nọ. mà người nhà mềnh thì chê này chê nọ đúng là ngu phải biết.

  5. Reblogged this on queequegannamite and commented:
    bà TỬNG bà TƯNG trong xã hội TỬNG TỪNG TƯNG

  6. Pingback: Người Việt mở miệng là “chém”, là chê! | Hahien's Blog

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.