Sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nên được nhìn nhận như thế nào?

Hà Hiển

10-cau-hoi12Việc Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua đang được báo chí nhà nước hết lời ca ngợi, coi đó như là một bằng chứng cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn trong việc bảo vệ nhân quyền. Điển hình là bài phỏng vấn một quan chức của Quốc hội Việt Nam về vấn đề này. Cả bài trả lời phỏng vấn của ông này với các câu hỏi đã được định hướng của phóng viên, tuy khá dài nhưng chỉ xoay quanh việc tán dương những thành tích bảo vệ nhân quyền của Việt Nam và truyền đi thông điệp rằng mình phải tiến bộ to lớn thế này, thành tích rực rỡ thế kia thì người ta mới bầu chứ! rằng đây là “một đòn đánh mạnh” vào “các thế lực thù địch” đã “bôi nhọ, vu cáo chúng ta về vấn đề này” trong thời gian qua…

Ý kiến trên không phải là không có cơ sở nhưng cũng không hoàn toàn đúng.

Tại sao ý kiến trên không phải là không có cơ sở? Vì dù ít dù nhiều thì trước thời điểm bỏ phiếu, trong năm qua Việt Nam cũng đã có một số dấu hiệu nương tay hơn với những người bất đồng chính kiến, có thể kể ra các ví dụ cụ thể là các bản án treo đối với Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật Uy… Trước đó Việt Nam chưa từng có án treo đối với những loại “tội phạm” này. Cũng phải nói rằng so với những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều không khí tự do hơn đôi chút, mặc dù còn rất xa mới đạt tới những tiêu chuẩn mà LHQ đặt ra trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Tuy nhiên, ý kiến trên không hoàn toàn đúng là vì tiêu chí do Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra để xem xét tư cách ứng cử viên vào tổ chức này không đòi hỏi tất cả các ứng cử viên đều phải là những quốc gia mẫu mực trong việc bảo vệ nhân quyền mà chỉ cần có đóng góp vào việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và có những hứa hẹn và cam kết một cách tự nguyện trong lĩnh vực này. Mặt khác, việc phân phi số ghế vào cơ quan này của LHQ cũng không chỉ đơn thuần căn cứ vào “đạo đức tư cách” như trên mà còn có tính “cơ cấu vùng miền”, cụ thể là: 13 cho Châu Phi , 13 cho châu Á , 6 cho Đông Âu , 8 cho châu M La tinh và vùng Caribê, và 7 cho nhóm các nước Tây Âu và nhng nước khác. Đó là chưa nói đến việc tranh giành ảnh hưởng giữa các nước/ nhóm nước trên bàn cờ chính trị thế giới cũng làm cho việc đề cử, ứng cử, bỏ phiều không hoàn toàn chỉ dựa trên tiêu chuẩn khách quan đơn thuần về nhân quyền mà còn bị chi phối bởi những yếu tố chính trị khác.

Việt Nam lần này nằm trong số 4 nước tại châu Á ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền trong khi khu vực Châu Á cũng được phân phối vừa vặn 4 ghế  để thay thế cho các thành viên cùng khu vực vừa hết nhiệm kỳ. Tình hình trong nước cũng có dấu hiệu bớt căng thẳng hơn qua các bản án treo “giơ cao đánh khẽ” vừa qua. Còn “hứa hẹn” và “cam kết” – nói nôm na dân dã là “thề thốt” – thì khỏi phải nói – đó luôn luôn là thế mạnh của Việt Nam! Trong hoàn cảnh đó, kết hợp với các yếu tố chính trị có tính thực dụng “có đi có lại” chi phối quan hệ giữa các nước, thì việc Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền kỳ này là điều không có gì phải ngạc nhiên.

Vấn đề quan trọng hơn là khi đã trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền rồi thì Việt Nam sẽ làm gì? Cụ thể là tình hình có được cải thiện hơn nữa để bớt đi những lời kêu ca phàn nàn ở trong cũng như ngoài nước hay không? Những “hứa hẹn” hay “cam kết” sẽ biến thành thực tế như thế nào?  Những câu hỏi này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam. Trong Nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền có câu: “các thành viên được bu vào Hi đng phải duy trì các tiêu chun cao nht trong vic thúc đy và bo v nhân quyn”.  Nên nhớ  Đi hi đng LHQ có th đình ch các quyn và đc quyn ca bt kỳ thành viên nào liên tc vi phm thô bạo và có h thng các quyền con người  trong nhim kỳ mà nó là thành viên.

Vì vậy, những ai đã cảm thấy thất vọng về việc Viêt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền nếu bình tâm lại để suy ngẫm thì có thể sẽ thấy bớt thất vọng hơn.Còn những ai đã ăn mừng vì sự kiện này thì cũng nên giữ cho cái đầu thật tỉnh táo, tránh lạc quan tếu để nhận ra những thách thức trên mà dũng cảm vượt qua. Hãy coi việc trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền là cơ hội tự điều chỉnh lại mình một cách hoàn toàn tự nguyện để vượt lên chính mình hơn là lợi dụng nó như là một công cụ để “giáng một đòn mạnh” vào người này hay người khác.  Lối “tư duy đánh đấm” này là hoàn toàn xa lạ và đi ngược lại ý chí thúc đẩy nhân quyền của LHQ mà các thành viên của Hội đồng Nhân quyền, hơn ai hết phải nhận thức được một cách đầy đủ để hành động với một tinh thần trách nhiệm cao nhất.(*)

——————————————————————–

(*) Bài viết có sử dụng một số thông tin đăng trên trang Wikipedia về Hội đồng Nhân quyền thể hiện ở một số câu và đoạn câu được in nghiêng.

 

8 Responses to Sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nên được nhìn nhận như thế nào?

  1. HỒ THƠM says:

    “Ta” phải như thế nào thì người ta mới bầu vào Hội đồng nhân quyền chứ! :mrgreen:

  2. quang dinh says:

    CÁI BẪY NHÂN QUYỀN
    Nhân quyền quyên khuyến mãi , liên hiệp quốc tranh cãi , phải ưu đãi phi luân
    Bọn khủng bố hợp quần quân giết người diệt chủng điếc chẳng cần nghe súng
    Nổ trúng bụng dân oan tù lương tâm cả làng đầu hàng bộ chính trị
    Đầu tiên từ con đĩ cống hỷ đám ma cô liềm búa trong cũi mồ vẫn tung hô lãnh tụ
    Bô trí tuệ kính cụ đạo dụ khắp năm châu Việt Nam tự phát rầu một bầy sâu thế giới
    Thị Nở hiếp pháp mới cởi giải rút Chí Phèo thổ phỉ tuột quần leo lên giường lèo bốn biển
    Tô hô bầy linh khuyển dư luận viên tuyên truyền hủ hoá đàn vành khuyên
    Hồ thoả mãn lời nguyền duyên bạch y tà giáo đảng tía lia nố láo ba xạo gạt lâu la
    *
    Người từng xưng cha già khi quỷ cấm lu loa bất hoà do tía má tù hình sự đại xá
    Không xả án lương tâm bồi thẩm đoàn cầm nhầm năm bảy lăm cưỡng chiếm
    Cầm đầu bốn thằng điếm liếm láp chiếc thây khô mỗi năm tái loã lồ cho một phe tắm táp
    Tư bản đỏ chó ngáp nạp vài chú ruồi bu bom nguyên tử giỏi hù tận thu mu thiên hạ
    Tụi quy hoạch mồ mả đả cả chị có bầu Việt cộng sợ móc câu khô lâu cầu ngoại cảm
    Nội gian tuôn viễn thám cận trảm đệ La Thăng mụ Doan hoả giáp đằng môi giáng si y tế Son hồng bôi đỏ lệ làm lễ trẻ sơ sinh xác quý bà dưới sình cục linh tinh va tạt
    Thiên đường hay mạt địa ngắm nghía phía Liên Xô hết gân vẫn sửng cồ
    TÂM THANH

  3. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Bảy, 16-11-2013 | doithoaionline

  4. Pingback: Thứ Bảy, 16-11-2013 | Dahanhkhach's Blog

  5. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 16-11-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  6. Pingback: 20131117. XUNG QUANH SỰ KIỆN VN LÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ | Ngothebinh's Blog

  7. Võ Việt Vinh says:

    Lục Vân Tiên
    Việt Nam trúng cử nước nhân quyền,
    Nhờ đảng độc tài quá chính chuyên.
    Rình chụp Cù Huy nơi khách sạn,
    Bịt mồm Cha Lý chốn thanh thiên.
    Bắt người yêu nước đòi đa đảng,
    Đàn áp biểu tình chống Hán Nguyên.
    Ác bá, tham quan nhiều như muỗi,
    Dân tình khổ sở chẳng bình yên.

  8. VIET SAIGON says:

    Khi nói đến nhân quyền, trước tiên phải hiểu như thế nào là nhân quyền.
    – Nhân quyền là quyền tự do của con người được luật pháp bảo vệ.
    – Quyền được sống được mưu cầu hạnh phúc
    – Tư do riêng tư của con người phải được bảo vệ.
    – Danh dự và uy tín của con ngường cũng đuôc bảo vệ.
    Vì vậy những ai xâm phạm đến những quyền này được xem như là xân phậm nhân quyền, phải được lên an, phải được trừng trị theo pháp luận.
    1/ Vậy Hoa kỳ có được xem là quấc gia không xâm phạm nhân quyền không?
    Dùng máy bay không người lái không kích vào dân thường của Pakistan, Afganistan… tướt đi không ít sinh mạng người dân vô tội. Hành động không kích tướt đoạt mạng sống của thường dân này còn có sự hậu thuẩn của một số nước phương tây đã từng cho rằng mình là nhân quyền bậc nhất thế giới, như vậy là nhân quyền đó sao?
    Chuyện rãi chất độc gia cam, tuy là nó diễn ra trong hóa khứ khi chưa có hiến pháp về nhân quyền, nhưng tàn dư của nó vẫn còn dai dẵng đến ngày hôm nay, nó tướt đi không biết bao nhiêu mạng sống của thường dân Việt nam, nó làm cho con người sống không bằng chết lay lất hàng ngày, họ phải sống trong đau đớn chưa có được một giờ hạnh phúc. Như vậy là nhân quyền đó sao?
    Trong nội tại nước Hoa Kỳ, vẫn còn đây đó tình trạng phân biệt chủng tộc, vẫn còn đâu đó người có quyền sử dụng súng sát hại trẻ em vô tội, vẫn còn đâu đó những người gia màu không được đối sử công bằng, vẫn còn đâu đó luật pháp vẫn bảo vệ giai cấp tư bản giàu có xã hội không công bằng, TT Obama muốn có chính sách bảo hiệm xã hội cho người nghèo được tốt hơn bị Quốc hội chối từ…, như vậy là nhân quyền đó sao?
    Hoa kỳ có nhân quyền lắm sao, khi mà nghe lén điện thoại xâm hai đến quyền tự do đời tư của người khác, bị cộng đống quốc tế lên án, ngay cả các đồng minh thân cận cũng cực lực lên án.
    Nhân quyền kiểu Hoa Kỳ đâu phải là nhân quyền theo chuẩn mực quốc tế, nò là nhân quyền theo kiểu của kẻ mạnh, nhiều tiền, nhiều vũ khí hiện đại, sau đó cua chiên gõ mỏ hô hào để cổ động một số đồng minh hùa theo, trong đó không ít các phần tử cực đoan chống phá đất nước cũng xướng theo.
    2/ Còn Việt nam thì sao?
    Thời gian qua Việt nam bắt xử một số Plogger cho là đấu tranh cho nhân quyền và bắt nhốt những người có cái tên rất Pro như những tù nhân lương tâm. Vậy sao chúng ta không tự hỏi, tại sao họ phải bị đem ra xét xử và bỏ tù?.
    Họ là những người cho là có lương tâm sao họ lại bịa chuyện vu khống xuyên tạc cướp đi thanh danh của người khác, bôi bẫn chế độ, nói xấu lãnh đạo nhà nước bằng những lời tục tĩu, gây bất an cho nhân dân, nguy hai cho đất nước. Như vậy bản thân họ đã xúc phạm đến nhân quyền của người khác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống an bình hạnh phúc của nhân dân thì lam sao họ xứng với cái danh là “ người có lương tâm”. Việc bắt họ phải hầu tòa xét xử là hành động tối thiểu cần thiết để thực thi bảo vệ nhân quyền.
    Họ vu khống bịa chuyện vô căn cứ nói xấu Bác Hồ, Bác Giáp, những người có công giải phóng dân tộc thoát khỏi kiếp người nô lệ, thống nhất đất nước, vô ơn bội nghĩa trắn trợn xúc phạm đến thanh danh của người khác, xúc phạm đến các vĩ nhân, trong khi khắp năm châu ai cũng kính trọng và ngưỡng mộ, những vĩ nhân là niệm tự hào của dân tộc. Vậy hỏi lương tâm của họ có không, họ có xứng danh là “người có lương tâm” không. Việc bắt họ để giáo dục nhân cách làm người cũng là hành động cần thiết giáo dục cho họ biết như thế nào là nhân quyền, như thế nào là xúc phạm nhân quyền.
    Chính phủ Việt Nam dốc sức mình chăm lo cho dân, một trong những thành công xóa đói giảm nghèo đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, hàng năm kêu gọi toàn xã hội hợp sức với chính phủ xây hàng trăm, hàng ngàn nhà tình thương, tình nghĩa cho người nghèo neo đơn, hàng năm chi tiền ngân sách trợ cấp cho người nghèo, chi ngân sách đóng tiền bảo hiểm y tế cho dân.
    Thử hỏi một nước giàu có như Hoa Kỳ, không ít người Việt đã định cư hàng chục năm vẫn còn ở nhà thuê, hàng chục, hàng trăm gia đình phải ra đường trong đợt khủng hoảng tài chính vừa qua, người dân bị ngân hàng xiết nợ phải ra đường, như tôi nói ở trên TT Obama đưa ra chính sách quan tâm nhiều hớn đến những người nghèo được hưởng thêm bảo hiểm xã hội đã bị quốc hội từ chối, dẫn đến thâm hụt ngân sách, chính phủ phải đóng cửa.
    Vậy so với hoa Kỳ, Việt nam chăm lo cho dân nhiều như thế , vậy mà mấy Plogger “ người có lương tâm” dám bịa chuyện xuyên tạc nói nhà nước Việt nam, để cho người dân sống đến bần cùng.
    Chuyện tạo công ăn việc làm bằng cách giúp người dân xuất khẩu lao động, nói theo kiểu miệt thị của các Plogger là đi làm thuê hay khổ sai lao động có khi mô tả bằng những từ ngữ miệt thị khác. Còn người Việt định cư nước ngoài cũng đi làm công ăn lương, thì các plogger này gáng cho cái tên là “ Việt Kiều”. Nhờ chính sách này mà không ít những gia đình vùng có người xuất khẩu lao động có nhà cao cửa rộng, trong khi người Việt định cư nước ngoài không ít người vẫn không có nhà, chiều thứ sáu hàng tuần đến quán phở từ thiện miễn phí ờ phố Bolsa. Bao nhiêu công lao. Tâm quyết châm lo cho dân như thế, vậy mà các Plogger này vô tâm bôi xấu, thử hỏi như thế, lương tâm của họ cần phải được đem nhốt, đam giáo dục lại không chứ! Như vậy. việc nhốt và giáo dục các lương tâm u tối này thành những lương tâm hướng thiện cũng là việc cần làm, đó cũng chẳng qua là giúp họ biết đâu là nhân quyền đâu là xúc phạm nhân quyền.
    Chuyện bịa đặc Cổng sản Việt nam bán biển, bán đảo, bán đất cho Trung Quốc, việc Cộng sản Việt nam biến dân tộc Việt nam thành dân tộc nô lệ cho Trung Quốc. Trước tiên chúng ta xác minh lại vấn đề này bằng những câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó.
    CSVN có dân biển đảo cho Trung Quốc không? Vậy sao đến ngày hôm nay chưa có một hợp tác khai thác dầu khí nào giữa trung Quốc và Việt Nam ở biển đông, phần biển chủ quyền của Việt nam, trong khi Việt nam lại hợp tác với Nga, Hoa Kỳ, Ấn độ và một số nước khác, ngoài vịnh bắc bộ là phần chồng lấn giữa Việt nam và Trung Quốc.
    Dâng biển đảo cho Trung Quốc sao Quốc hội Việt nam công bố luật biển Việt nam ra cộng đồng quốc tế mặc cho Trung Quốc la hét phản đối.
    Dân biển đảo cho Trung Quốc sao Việt Nam hàng năm đầu tư mạnh vũ khí hiện đại cho Quốc phòng, góp phần bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, những hành động mà giới cầm quyền Trung Quốc không bao giờ muốn, thậm chi họ còn đặt vấn đề với Nga không nên bán vũ khí cho Việt nam.
    CSVN muốn dân Việt lam nô lệ cho Trung Quốc, sao Việt nam lại ban giao thân mất với các nước thù địch với Trung Quốc, thậm chi báo giới Trung Quốc còn nói Việt nam tạo thế bao vây trung Quốc, như thâm mật với Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ustralia, Hoa Kỳ, Myanma, Lào… Vậy nếu là nô lệ Trung Quốc thì Việt nam được làm như thế không. Sự vu khống, xảo quyệt như thế nhầm kích động phá hoại đất nước gây bất an cho nhân dân, xâm hại đến cuộc sống an bình hạnh phúc của nhân dân, với những người có lương tâm đọc địa này cũng cần có luật pháp trừng trị. Như thế sao lai nói Việt nam xúc phạm nhân quyền.
    Sắp tới đây, bọn phản động chống phá đất nước lấy cớ “ đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam”, chạy bôn ba khắp nơi nhờ vã các thế lực thù địch chính trị Việt nam hậu thuẩn riêu rao bôi bẫn nhân quyền của Việt nam cũng phải câm mồm. Không câm sao được khi 184/ 192 nước đã bầu Việt Nam vào ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
    Việt Nam có thể mạnh dạng trả lời:
    “ Theo anh, hiểu như thế nào là nhân quyền, như thế nào là chuẫn mực nhân quyền Quốc tế.
    Việt Nam không nhân quyền sao có đến 184 nước trên 192 nước ủng hộ nhân quyền của Việt Nam.
    Chuẫn mực nhân quyền Quốc tế đâu cho các anh dùng máy bay không người lái tướt đi mạnh sống của những người dân thường, chuẫn mực nhân quyền Quốc tế đâu cho các anh rãi chất độc giết hại người dân thường, chuẫn mực Quốc tế đâu cho các anh vô cớ áp dụng đánh thuế hàng nhận khẩu với lý do mập mờ không bằng chứng là mặt hàng đó có trợ cấp của nhà nước, trong khi người nông dân đó phải sử dụng chính công sức lao động mồ hôi của mình, phải chịu lãi suất cao của ngân hàng để tạo ra những sản phẩm đó xuất bán cho các anh. Việc vô cớ đánh thế này không ít nhà máy sản xuất ở nước chúng tôi phải đóng cửa, hàng chục ngàn nông dân, công nhân chúng tôi bị thất nghiệp, các anh đã vô cớ tướt đi quyền được làm việc, quyền được mưu sinh, quyền được hạnh phúc của họ.”
    “ Chúng tôi bắt các Plogger đem ra xét xử trước pháp luật, sao các vị không hỏi tại sao họ bị bắt đem đi xét xử, các vị chỉ nghe họ nói là họ đâu tranh cho nhân quyền, họ chống Trung Quốc nên bị chính quyền Việt Nam bắt v,v…”
    Vậy các vị thấy thế nào khi các Plogger này: dùng lời lẽ tục tĩu không chuẫn mực đạo đức, xuyên tạc bôi xấu, vu khống người khác, làm mất trật tự an ninh cho tổ quốc chúng tôi, mầm mống của sự bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến cuộc sống hòa bình hạnh phúc của bao nhiêu người khác. Như vậy bản thân họ có tôn trọng nhân quyền của người khác không. Nhân quyền cũng phải tôn trọng thuần phong mĩ tục và văn hóa ứng xử xã hội chứ. Tôi nghĩ các nước tiên tiến cũng phải có văn hóa ứng xử xã hội và thuần phong mĩ tục.
    Ở đất nước của các vị, một người vô cớ buôn lời vu khống, nói xấu và xỉ nhục người khác, nhưng lương tâm và nhận thức của họ không cho phép họ làm như thế. Nhưng các Plogger của đất nước chúng tôi thì như thế nào, họ không có lòng tự trọng, họ xuyên tạc bịa chuyện vu khống xúc phạm đến danh dự của người khác mà họ không biết ngượng miệng. Ở đất nước các vị, vụ Scandan của TT Bill Clonton, TT Pháp, Thủ tướng Italya, Quan chức ngân hàng Pháp… các trang mạng của các vị sẽ nói gì trong sự kiện này, họ rất nhẹ nhàn phê phán trên tinh thần xây dựng. Còn đất nước chúng tôi như thế thì các vị sẽ thấy các plogger của chúng tôi sẽ phản ứng như thế nào???. Họ muốn lất đổ chế độ cho bằng được, họ muốn giết chết những người có Scandan như thế, thậm chí họ còn ngụy tạo những chứng cư, không tiết lời bôi xấu, xỉ bán, nhục mạ và xúc phạm danh dự của người khác. Như vậy rõ ràng họ đã xúc phạm nhân quyền của người khác. Thử hỏi các vị, nếu như thế chúng tôi có quyền bắt họ đem xét xử trước pháp luật không?
    Đúng hơn các vị nên cho rằng chúng tôi thực thi pháp luật để bảo vệ nhân quyền cho những người khác bị xúc phạm danh dự.
    Cách hiểu nhân quyền của các vị đã đem đi áp dụng cho các nước, như Lipy, Afganistan, Irack và Siry …, ngày nay, sau khi các vị ủng hộ hậu thuẫn cho các thế lực thù địch chống đối chính phủ với cái tên đấu tranh cho nhân quyền, các nước đó ngày nay như thế nào? Chắc là các vị đã thấy: chính trị bất ổn, bạo lực hàng ngày tướt đi hàng trăm sinh mạng của người dân thường.
    Chúng tôi không có cái kiểu nhân quyền như các vị, nên chúng tôi được đông đảo bạn bè Quốc tế hiểu biết và ủng hộ chúng tôi với tỷ lệ phiếu bầu là 184/192 phiếu, những Quốc gia bầu chúng tôi họ đều có văn phòng đại diện tại Việt nam hoặc có khi họ cũng đã từng đến đất nước chúng tôi để tìm hiểu đất nước chúng tôi có nhân quyền không, dân tộc chúng tôi có cơm ăn áo mặc không, dân tộc chúng tôi có được học hành không, chúng tôi có chăm sóc y tế cho dân chúng tôi không, chúng tôi có tích cự xóa đói giảm nghèo không, cùng toàn dân xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa để xóa nhà tranh vách đất mà cách đây gần 30 năm đã từng hiện hữu.
    Tuy nhiên vẫn cón đó nhiều việc chúng tôi cần phải làm từ một đất nước triền miêng chiến tranh do các thế lực chính trị nước lớn đem đến đất nước chúng tôi gây nên bao tan thương mất mát cho đồng bào chúng tôi, một đất nước đã từng nhận viện trợ lương thực này trở thành một đất nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới đóng góp đến 20% an ninh lương thực cho toàn cầu. Các vị nghĩ như thế nào đất nước chúng tôi, những người dân trồng lúa vẫn còn nghèo nàn mà chính họ là những người đóng góp đến 20% an ninh lương thực cho toàn cầu, một mặt hàng không đem đến sự giàu sang cho họ, nhưng lại rất quan trọng trong cuộc sống của người dân các nước, nhưng vì là mặt hàng không có giá trị gia tăng cao, nên các nước như các vị không quan tâm đến, các vị chỉ sản xuất ra những mặt hàng có giá trị gia tăng cao cung cấp cho những tần lớp người giàu sang thừa tiền, các vị sản xuất mặt hàng vũ khí có giá trị gia tăng cao để phục vụ cho chiến tranh. Chắc các vị cũng biết, chi phí cho các cuộc chiến tranh, chi phí cho vũ khí phục vụ cho chiến tranh, dư sức góp phần giảm thiểu nghèo nàn cho các nước nghèo đang cần lương thực, đang còn cần viện trợ.
    Vậy trước khi báo cáo về nhân quyền của đất nước chúng tôi, các vị phải xem xét lại nhân quyền của chính đất nước của các vị và cân nghiêm túc xem xét nhân quyền của đất nước chúng tôi.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.