Xăm mình – Tại sao phải kì thị?

Hà Hiển
hình xăm
Tôi không phải người thích xăm mình và cũng chưa bao giờ xăm mình.

Nhưng…

Biết tôn trọng những gì của người khác, ngay cả khi mình không thích điều đó, mới là cách ứng xử văn minh và nhân văn – Đọc tiếp

Chuyện phiếm: Thịt gì ngon?

Hà Hiển

Chuyện kể rằng một hôm các thành viên trong gia đình một nhà giàu nọ nổ ra tranh luận bữa tối đó nên ăn thịt gà, thịt lợn hay thịt bò thì có kẻ đi qua nghe lỏm được.Kẻ nghe lỏm ấy là một gã đói ăn và gã đem câu chuyện ấy về “buôn dưa lê” ở xóm nghèo nơi lão đang sống.

Cái xóm nghèo ấy cũng đang đói ăn, không những thịt gà, thịt lợn hay thịt bò không có mà ăn mà thịt gì cũng không có mà ăn. Nhưng câu chuyện mà lão mang về cũng gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi khiến cả xóm tạm quên cơn đói. – Đọc tiếp

Giàu trí tưởng… bở

Hà Hiển

Suốt mấy tuần qua, VTV1 đang chiếu bộ phim tài liệu nhiều tập có tên đại ý là Biên niên sử thời đại HCM gì đó chẳng thấy ai nói gì, đùng một cái, dư luận xôn xao ầm ĩ hết cả lên khi nó chiếu đến tập về thời kỳ 1979 – 1980 với cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc. Ở tập này, kèm theo những hình ảnh về cuộc chiến tranh này, VTV đã đưa ra những lời bình luận với những từ ngữ khá mạnh mẽ lên án quân Trung Quốc xâm lựơc và những tội ác “dã man kinh tởm” mà bọn chúng gây ra cho nhân dân Việt Nam cũng như hết lời ca ngợi chiến thắng vẻ vang của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến này.

Thế là dân mạng nhiều người hứng khởi cho rằng đây là biểu hiện nhà nước Việt Nam đã “xoay trục”, VTV đã dám nói dám “chửi” mạnh như vậy tức là từ nay nhà nước Việt Nam đã dám “đương đầu”, dám “chống” Trung Quốc”, đã có vẻ “xoay hẳn sang Mỹ’ rồi (!) – Đọc tiếp

Câu chuyện về ‘Bệnh nhân thứ 91” và truyền thông Việt Nam

 

Hà Hiển

Bức thư được cho là của Tổng Lãnh sự quán Anh tại SG gửi Bệnh viện Chợ Rẫy

Mấy hôm vừa rồi cộng đồng mạng ở Việt Nam lại ồn ào chung quanh một lá thư được cho là của Tổng Lãnh sự quán Anh gửi Bệnh viện Chợ Rẫy “trân trọng thông báo” nguyện vọng của ông Stephen George Gallagher Cameron, viên phi công người Anh được biết đến như là bệnh nhân thứ 91 bị nhiễm Covid-19 ở Việt Nam vừa được điều trị thành công ở Bệnh viện Chợ Rẫy, về việc ông không muốn tiếp xúc với giới truyền thông trong nước vào ngày ông ra viện để trở về nước Anh theo kế hoạch.

Không biết có phải giới truyền thông Việt Nam tự cho rằng mình phải có đặc quyền tiếp xúc và đưa thông tin về cá nhân ông này vì ông ta đã được “Việt Nam cứu sống” hay không mà đã có những bài báo công kích nguyện vọng này của ông Cameron, thậm chí có bài báo còn dùng những từ ngữ không mấy hay ho là “chảnh” hay “rối loạn tâm lý” để lên án ông này.

Đặc biệt là có cả vị nguyên đại biểu quốc hội rất có uy tín trong công chúng lại bảo rằng ông cảm thấy “hụt hẫng” khi đọc bức thư này của Tổng Lãnh sự quán Anh mà ông cho là “trịch thượng” và ông lên án ông bệnh nhân này khi cho rằng viên phi công người Anh này có thể đã bán đặc quyền phỏng vấn mình cho một hãng tin nước ngoài nào đó nên mới có cách hành xử “vô ơn” như thế đối với báo chí Việt Nam? – Đọc tiếp >

Thử bênh cô Chu Ngọc Thanh 1 tí

 

Hà Hiển

Tui không phải là nhà phê bình văn học hay thơ ca nên không dám có ý kiến ý cò gì nhiều về bài thơ được thủ tướng khen đang làm dậy sóng cộng đồng mạng của cô giáo Chu Ngọc Thanh mà chỉ quan tâm đến chi tiết được đề cập trong một bài viết về bài thơ này mới đăng trên BBC như sau:

“… Nhà thơ Hồng Minh thì bình luận với BBC News Tiếng Việt: “Bài thơ được thủ tướng khen tặng có hiệu ứng mạnh, thực hiện sứ mệnh quảng bá của thơ ca là điều tích cực. Tuy nhiên, cần lưu ý vấn đề thông tin sai sự thật: – Đọc tiếp >

“Đảng trở thành dân tộc” – Marx nói sai hay dịch sai lời Marx?

 

Hà Hiển

Cái tít “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc” trong một bài viết của nhà báo Nhị Lê đang bị cộng đồng mạng “ném đá” và chê là “tối nghĩa”.

Trước ý kiến trên của dư luận, trong một bài trả lời phỏng vấn của trang VTC, ông Nhị Lê đã giải thích rằng tít bài mà ông đặt xuất phát từ một câu trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã được NXB Sự Thật dịch sang tiếng Việt là “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”..

Trong một bài viết phản biện lại nhà báo Nhị Lê, tác giả Nguyên Tống đã tìm ra trong Bản Tuyên ngôn Cộng sản bằng tiếng Anh của cụ Marx đoạn mà ông Nhị Lê nói là có câu “đảng phải trở thành dân tộc” như sau:

“Since the proletariat must first of all acquire political supremacy, must rise to be the leading class of the nation, must constitute itself the nation, it is so far, itself national, though not in the bourgeois sense of the word” – Đọc tiếp >

Câu hỏi đầu năm mới

 

Hà Hiển

Đầu năm mới, mấy ông bạn cũ gặp nhau. Trong lúc trà thừa tửu…thiếu, tự dưng có ông bạn dở hơi đưa ra ra một câu hỏi rất “vĩ mô” nhưng cũ mèm, không biết để đố thật hay để… trêu mọi người rằng:

“Để đất nước tiến lên thì phải chấm dứt cái gì?”

Người thì bảo phải chấm dứt cơ chế xin – cho.

Người thì bảo phải chấm dứt việc nói thì hay làm thì dở.

Người thì bảo phải chấm dứt thói vô trách nhiệm.

Người thì bảo phải chấm dứt việc tòa án xét xử oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. – Đọc tiếp >

Những ai xứng đáng để đặt tên đường ở Việt Nam?

 

Hà Hiển
(BBC Tiếng Việt)

Hình st trên mạng: Ông Thiên Lôi, nhân vật có tên được đặt cho một đường phố ở Hải Phòng

Những ai có thể có tên được đặt cho các đường phố hay địa danh khác của Việt Nam?

Nhiều người có thể trả lời ngay rằng đó là những nhân vật lịch sử có công trong sự nghiệp dựng nước và cứu nước như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học…, bao gồm cả những nhân vật truyền thuyết như Hùng Vương, An Dương Vương, Lạc Long Quân…

Các nhà hoạt động chính trị, nhà yêu nước, nhà văn hóa, bác học, nhà ngôn ngữ… và cả các nhà truyền giáo đã có công trong việc phát triển văn hóa, ngôn ngữ và các lĩnh vực khác cho đất nước như Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Alexandre de Rhodes… cũng rất xứng đáng có tên được đặt cho các địa danh của Việt Nam

Tất nhiên là không thể tránh khỏi còn có những nhân vật khác như các cụ Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Trần Phú… cũng phải có tên vì họ là những người có công xây dựng nên chế độ XHCN ở Việt Nam. Chế độ này đang tồn tại thì họ được chế độ đó vinh danh là điều tất nhiên, không nên thắc mắc làm gì… – Đọc tiếp >

Học Cụ Hồ để chọn bạn tốt mà chơi

 

Hà Hiển

Ngày xưa, trả lời câu hỏi tại sao lại chọn “Quốc tế III”, cụ Hồ bảo: “Rất đơn giản… : Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.

Việc chọn lựa của cụ đến nay kết quả ra sao có thể còn phải bàn, nhưng động cơ dẫn cụ đến lựa chọn ấy là một tấm lòng yêu nước, và đó là điều không thể nghi ngờ.

Ngày nay, để trả lời câu hỏi nên đi với ai, nên chọn ai làm đồng minh, những người hay mở miệng ra là bảo phải học tập “tư tưởng HCM” thế này thế nọ thế kia nên học HCM từ chính câu trả lời của cụ về việc chọn Quốc tế III ngày xưa. Đó là phải đặt lợi ích dân tộc lên trên ý thức hệ để chọn làm đồng minh, làm bạn thực sự với những quốc gia nào không có tham vọng lãnh thổ đối với nước ta và có sức mạnh gìn giữ hòa bình và là đối trọng cân bằng lực lượng với các thế lực xâm lược và bành trướng hung hãn trên Biển Đông. – Đọc tiếp >

Putin và Kim Jong-un tặng kiếm báu cho nhau sau thượng đỉnh

HHGần đây, đã có những thông tin đáng tin cậy cho thấy ông Kim đã nhận thức ra rằng muốn Bắc Triều Tiên trở thành một quốc gia hùng cường thì không có con đường nào khác là phải tập trung vào việc phát triển kinh tế thay vì phát triển vũ khí hạt nhân trong điều kiện đói nghèo và bị quốc tế trừng phạt.

Phải chăng mục đích chính chuyến đi của Kim Jong-un tới Nga là để tìm kiếm sự đảm bảo về an ninh từ Nga để có thể ký thỏa thuận phi hạt nhân với Mỹ. Có lẽ câu trả lời là YES khi Putin đã bắn tiếng như sau (trích trong bài): “… Putin nói Nga ủng hộ các nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn xung đột hạt nhân. Ông cũng cho rằng Bình Nhưỡng cần có sự đảm bảo về an ninh và chủ quyền trước khi phi hạt nhân hóa… “

Nhưng ngặt một nỗi không như Mỹ thường có mức độ trung thành với bạn bè cao hơn, những cái “ô an ninh” mà những nước như Nga hay Trung Quốc có thể cung cấp lúc này hay lúc khác thường là rất bấp bênh, hôm nay thế này, mai có thể rất khác tùy vào những mục đích thực dụng của họ. Và Kim chắc cũng thừa khôn ngoan để biết được điều này.

Vậy thì phải làm sao bây giờ???

Huyền Lê VnExpress (Theo RT)

Lãnh đạo Nga – Triều tặng nhau thanh kiếm truyền thống của mỗi nước để làm quà lưu niệm theo thông lệ sau các hội nghị thượng đỉnh.

Sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3,5 giờ tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở thành phố cảng Vladivostok hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tặng quà lưu niệm cho nhau. Putin trước tiên tặng Kim Jong-un một bộ ly mạ vàng thủ công tinh xảo. – Đọc tiếp >