Nhân bàn về hòa giải dân tộc – Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!

 

Hà Hiển

“Hai người lính” tại vùng giáp ranh hai phía thuộc Quảng Trị năm 1973 - Ảnh: Chu Chí Thành

Bức ảnh: “Hai người lính” được chụp tại vùng giáp ranh hai phía thuộc Quảng Trị năm 1973 – Ảnh: Chu Chí Thành

“Để thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc thì một yếu tố quan trọng là sự chân thành, cởi mở và chân thật. Không có sự chân thật thì sao có sự hòa hợp, hòa giải được”

Mình hoàn toàn nhất trí với ý kiến trên của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên nhân ngày 30/4 với tiêu đề  “Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc”.

Nhưng cho dù cả hai phía đều phải chân thành cùng chìa tay ra cho nhau như ý của ông Sơn trong bài trả lời phỏng vấn trên thì vẫn phải có một bên chịu trách nhiệm chính cho một thực tế là cho đến nay, sau 38 năm “giải phóng miền nam”, hòa giải và hòa hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc Việt Nam.

Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên đã nắm được chính quyền trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua? Phạm vi bài này không bàn đến những hoàn cảnh chủ quan và khách quan đã đưa đẩy bên này, bên kia vào các vị thế khác nhau mà chỉ khẳng định một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là “bên thắng trận”, thì mọi điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó.

Trách nhiệm điều hành quốc gia của chính quyền nhà nước thì nhiều. Phạm vi bài này chỉ bàn đến trách nhiệm của nó trong việc quy tụ, thu phục nhân tâm của mọi người Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng là trách nhiệm phải hoàn thành của mọi thực thể nắm quyền lãnh đạo nhà nước một cách chính danh trên thế giới. Nếu chỉ xét riêng điều này thì có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người” như chính lời của ông Nguyễn Thanh Sơn.

Sự chưa hoàn thành trách nhiệm ấy đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận khi trong bài trả lời phỏng vấn trên, ông đã nhiều lần nhấn mạnh về sự thiếu chân thành và dũng cảm của “chúng ta”, xin trích một đoạn ngắn trong bài trả lời phỏng vấn trên:

“Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta.”

“Chúng ta” trong câu này và  trong ngữ cảnh của toàn bộ bài phỏng vấn trên không thể được hiểu là ai khác ngoài những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, có thể được hiểu là từ những lĩnh vực cụ thể như an ninh- quốc phòng- ngoại giao- truyền thông cho đến cơ quan lãnh đạo cao nhất là Bộ chính trị.

Cứ tạm tin vào sự chân thành và cũng là sự dũng cảm của ông Nguyễn Thanh Sơn thì những phát biểu trên của ông cũng cho thấy một sự thật rằng sự chân thành, sự dũng cảm ấy vẫn còn rất thiếu ở những đồng chí của ông-  như lời ông nói “các anh bên công an là cơ quan an ninh nhìn đâu cũng thấy gián điệp như bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng”, hay “cái khó của chúng ta là tư duy, nhận thức của lãnh đạo các cấp khác nhau…”

Tóm lại, căn cứ vào phát biểu của ông Sơn thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về “chúng ta” – mà nói cụ thể hơn phải là “Nhà nước ta”.

Mình nghĩ không phải chỉ là sự khác nhau trong tư duy, nhận thức của các cấp lãnh đạo mà phải phải nói thẳng ra là tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chỉ riêng việc này thôi cũng cho thấy rất rõ tình trạng này – đó là trong những ngày này, khi mà hết ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Nguyễn Dy Niên, bà Tôn Nữ Thị Ninh và nhiều ông bà khác thuộc “phe thắng trận”  lên diễn đàn nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc, rằng cần phải gác lại quá khứ, quên đi hận thù, hướng đến tương lai, thì đồng chí Trần Bình Minh của “chúng ta” hàng ngày vẫn cứ cho nhà đài VTV phát  đi phát lại những lời ca sắt máu đầy hận thù của một thời huynh đệ tương tàn –  “ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời…thúc giục lòng ta xung phong đi giết thù…”

Hận thù ngất trời như thế thì bao giờ mới có thể cởi bỏ hết được đây hả giời ?

____________________________________________________________

Đọc thêm:   Đại đoàn kết dân tộc phải là mục tiêu của một bản Hiến pháp tiến bộ

14 Responses to Nhân bàn về hòa giải dân tộc – Xin đừng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!

  1. Thợ cạo says:

    Cốt lõi vấn đề như Hahien bình:
    “Bên chịu trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên đã nắm được chính quyền”

  2. Pingback: chithuyhang

  3. Pingback: Tin thứ Tư, 1-5-2013 « BA SÀM

  4. Pingback: ***TIN NGÀY 1/5/2013 -Thứ Tư « ttxcc6

  5. nguyen viet says:

    Nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên mùi mẫn kể lại sau 30-4, Lê Duẩn nói với dân vấn đề hệ trọng nhất sau chién thắng là hòa hợp, hòa giải dân tộc. Nghĩa là tự thú ” chẳng có chiến tranh chống Mỹ gì cả mà là nội chiến tương tàn ” Nhưng sau đó đã tiến hành giam hãm đày đọa tất cả những ai ở phía bên kia, và che đạy bằng mỹ từ ” cải tạo ” Và thanh minh thanh nga là phải cách li ” ngụy quân, ngụy quyền ” để tránh đổ máu. Không thuyêt phục, đổ tội dân chúng không thể tha thứ tội ác nguỵ quân, ngụy quyền gây nên.
    Nhưng sự thực trả thù bị phơi ra là cả gia đình ngụy quân ngụy quyền cũng bị trả thù – kì thị, gây khó trong đời sống…Sự tương phản càng ro, anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung sau khi ném bom dinh độc lập tin chắc vọ con không bị liên lụy chi hết… vầ an toàn đoàn tụ sau 30-4.

  6. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 1-5-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

  7. Ngọc says:

    Ngày 30/4 đa số dân trong nước ăn mừng, vui chơi. Đa số người nước ngoài đi kiếm cơm sinh hoạt bình thường. Chỉ có 1 thiểu số rất nhỏ chừng 3% ở hải ngoại là vật vã ngày này và gọi là ngày quốc hận, ngày tháng tư đen. Thế thì ngày 30/4 liên quan gì đến vấn đề hòa hợp dân tộc? Hay đây là do 1 số người tưởng tượng ra rồi áp đặt cho những người khác ? Xuyên tạc lịch sử, xúc phạm liệt sĩ và những người hy sinh ngã xuống để để đất nước được độc lập và thống nhất và hòa bình thì lại là KHÔNG THỔI NGƯỢC ?

    Hòa hợp hòa giải dân tộc hay bất cứ vấn đề gì đều bắt nguồn từ sự hiểu ra sự thực, nhìn ra đúng vấn đề, kg phải từ sự đồng lõa với cái sai !

    • hahien says:

      Có thể hiểu ý của bác rằng đã là “đa số” thì không cần phải hòa giải hay hòa hợp gì với “thiểu số” (nếu tạm cho số liệu bác đưa ra là có thể tin cậy được về con số 3% gì đấy, còn đa số, nếu có, ở mức độ nào thì chưa có thống kê, đó là chưa nói không ai dám chắc 100% những người đang “vui chơi” hay “ăn mừng” vào ngày 30/4 cũng đều có cùng quan điểm với bác hay không phải là những đối tượng cần phải hòa giải gì cả).

      Nếu ý của bác đúng như thế thì việc thuyết phục bác theo cách đặt vấn đề của tác giả bài viết này là vô vọng vì nó không lấy “quy luật số đông” làm cơ sở.

      Thế nào là “xuyên tạc lịch sử” hay “xúc phạm liệt sĩ” là một chủ đề khá thú vị nhưng không phải là vấn đề bàn luận của bài viết này. Vì vậy bác nêu chuyện ấy ở đây e rằng lạc đề.

      Chúc bác những ngày nghỉ ngơi ăn chơi vui vẻ. 🙂

  8. Pingback: Bài viết đáng chú ý | Dahanhkhach's Blog

  9. Pingback: Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

  10. uyenminh says:

    Ngọc mà Ngố…..ÔngThủ tướng VV Kiệt tuyên bố câu lịch sử thế nào về ngày 30/4 nam nào còn đó….
    .Ngo viet : Ngày 30/4 đa số dân trong nước ăn mừng, vui chơi

  11. A C I says:

    Để thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc thì một yếu tố quan trọng là sự chân thành, cởi mở và chân thật. Không có sự chân thật thì sao có sự hòa hợp, hòa giải được”NHưng những sự chân thành đó ở mức độ nào , khóc độ nào và điều đó có phù hợp trong điều kiện đang diễn ra hiện nay không , ngay khi hòa bình thì vấn đề này sao không nói đi , cứ nhằm vào lúc mà đất nước đang có truyện để rồi mổ xẻ , phanh phui vậy , những điều gì trước kia ta đã làm được thì bây giờ cũng sẽ làm được .

  12. Pingback: “30-4, đừng làm người ta đau thêm nữa…” | Hahien's Blog

  13. Pingback: Vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” quan trọng đến mức nào tại thời điểm hiện nay? | Hahien's Blog

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.