Dân chủ không phải là trò chơi!
20/09/2010 7 bình luận
Hà Hiển
Trả lời câu hỏi của phóng viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) trong Chương trình thời sự tối ngày 16/9/2010, ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (HĐLLTW – ĐCSVN) đã nhấn mạnh đến một trong những nội dung “mới hoàn toàn” (chữ dùng của ông Phú) trong trong dự thảo “Cương lĩnh bổ sung, phát triển lần này” (của Đảng CS VN so với Cương lĩnh 1991) là đưa từ “dân chủ” lên trước từ “công bằng” trong cách diễn đạt về đặc trưng của “mô hình CNXH của nước ta”, cụ thể là đổi: “công bằng, dân chủ, văn minh” như cách diễn đạt hiện nay thành “dân chủ, công bằng, văn minh” như dự thảo mới.
Như vậy là kể từ khi Đảng bắt đầu đưa ra định nghĩa về “xã hội XHCN của nước ta” cho đến nay, ít nhất là đã có 3 lần thay đổi với thời gian gần 20 năm chỉ liên quan đến số phận của mỗi một từ “dân chủ”:
– Đầu tiên là Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng đưa ra công thức “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” (không có chữ “dân chủ”),
– Sau đó đến Đại hội IX (2001), Đảng bổ sung thêm từ ‘dân chủ”, thành ra “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
– Và theo dự thảo lần này (cho thời gian bắt đầu từ năm 2011 trở đi), như ông Phú phát biểu, thì hoán vị từ “dân chủ” lên trên.
Trong khi tình hình thế giới biến chuyển từng ngày, từng giờ trong hàng chục năm qua thì các nhà lý luận của chúng ta đã giành rất nhiều thời gian cho các cuộc hội thảo, bàn luận, tranh cãi về việc nên thêm vào, bớt đi hay đổi chỗ câu này, chữ kia, đoạn nọ trong các văn kiện của Đảng. Và sau mỗi lần có sự thay đổi câu chữ như thế thì lại có một cách giải thích mới với những ngợi ca hết lời như là một sự đổi mới và sáng tạo có tính đột phá về lý luận của Đảng.
Theo một bài viết của ông Hà Đăng trên Tạp chí Cộng sản (*) thì vào thời điểm năm 1994, cách giải thích của Đảng về lý do tại sao không dùng từ “dân chủ” là: “bản chất của chế độ ta là dân chủ, là chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Vì vậy, về mặt xã hội, không cần nhắc lại từ dân chủ mà nên thay thế từ đó bằng từ công bằng”. Đến Đại hội IX năm 2001, có lẽ vì bắt đầu có nhiều người nói đến khát vọng dân chủ nên Đảng thấy cần phải đưa thêm từ này vào, và thời gian, giấy mực cũng được tiêu tốn khá nhiều vào việc ca ngợi và giải thích cái sự thêm vào này.
Còn trong buổi trả lời phỏng vấn phát trên VTV ngày 16/9/2010, lý giải tại sao lại đưa từ “dân chủ” lên trên từ “công bằng” trong “Dự thảo bổ sung phát triển” lần này đối với Cương lĩnh 1991, ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực HĐLLTW nói đại ý “về khoa học mà nói, có dân chủ mới có công bằng văn minh, càng dân chủ bao nhiêu thì lại càng có công bằng, văn minh bấy nhiêu…”. Chắc câu này sẽ được đưa vào nội dung giảng dạy mới trong các khóa học chính trị từ sơ đến trung – cao cấp trong toàn Đảng sau Đại hội XI.
Thôi thì cứ hy vọng những lời ông Phú nói sẽ đi vào cuộc sống. Đối với người dân thì việc đặt chữ “dân chủ” lên trước hay xuống sau, hoặc có hay không có chữ đó trên giấy không quan trọng bằng nó được hiện thực hóa trong cuộc sống như thế nào.
Mức độ của dân chủ cũng không nhất thiết tỉ lệ thuận vào tần số xuất hiện của nó trên các văn bản, giấy tờ. Vì thực tế là ở một số nước nước trên thế giới đã từng xảy ra một điều có vẻ nghịch lý là từ khi cái từ “dân chủ” trên quốc hiệu một thời của họ được bỏ đi thì xã hội của họ lại trở nên dân chủ hơn. Không nói đâu xa, ví dụ điển hình là đất nước Campuchia láng giềng của chúng ta – ai cũng biết Campuchia dưới thời bè lũ Khơ me Đỏ nắm quyền được gọi là “Campuchia Dân chủ”. Những người Campuchia bây giờ mỗi khi nhắc đến cái “quốc hiệu” này vẫn còn cảm thấy kinh hoàng.
Viết đến đây, tôi lại nhớ cách đây chừng 3 năm, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã từng cảnh báo về nguy cơ của cái mà ông gọi là “trò chơi dân chủ”. Còn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Tuần Việt Nam ngày 3/9/2010 vừa qua với tiêu đề: Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được thì nói thẳng ra rằng “nếu không cẩn thận thì chính chúng ta đang chơi trò chơi dân chủ”.
Vâng, đúng là dân chủ rất không nên là thứ để chơi, kể cả chơi chữ!
“về khoa học mà nói, có dân chủ mới có công bằng văn minh, càng dân chủ bao nhiêu thì lại càng có công bằng, văn minh bấy nhiêu…”
Cái văn minh đi cáp treo đến trường, bức hiếp, khai thác con em học sinh, mua dâm bán tước, hiến biển, cắt rừng, thì đâu phải là văn minh hay công bằng khi mà xả hội giàu nghèo chênh lệch quá sức to tát.
Mà luận theo thuyết quy nạp (induction), « có dân chủ mới có công bằng, văn minh… » thì rỏ là không có dân chủ vì hai món « công bằng » và « văn minh » không có hiện hữu thì dân chủ đả không có (tiên khởi) rồi ?
Cho nên, ngẩm cho cùng, câu này ông ấy nói phải xét nghiệm lại,… nhưng dưới dạng định đề hay tiền đề chứ không thể dạng khẳng định ! (định đề thì chắc…khó hợp lý vì đi theo nguyên tắc của phép suy diễn chứ khg quy nạp, còn mệnh đề khẳng định thì nằm trong logic hệ từ « hiện hữu » dân chủ mà cái đó thì lại ở mệnh đề chứng minh, không trong khuôn khổ phản biện này, vả lại chứng minh hiện hữu dân chủ thì nhạy cảm !).
Chỉ còn tiền đề « có dân chủ mới có công bằng,văn minh,.. » cộng với « ..càng dân chủ bao nhiêu,.. » thì đưa đến kết luận hay mệnh đề hậu quả…tuy nhiên, như ta thấy, phần cuối kết luận « .. càng dân chủ bao nhiêu thì lại càng có công bằng, văn minh bấy nhiêu…” không đúng nên tiền đề vừa nêu trên củng…què quặt luôn !
“Vâng, đúng là dân chủ rất không nên là thứ để chơi, kể cả chơi chữ!” : Hoàn toàn đồng ý với bác.
Cám ơn bác ng ngoaipho lại có cái còm phân tích rất chi tiết.
Tóm lại là, như Đảng cũng đã phải thừa nhận công tác lý luận của họ vẫn còn yếu kém mà bác. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa X đã nhận xét thế này về công tác lý luận của Đảng:
“… Công tác lý luận còn tình trạng lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp…”
thưa bác, tôi gửi kèm tại đây link của Heritage Foundation (một trong vô số các viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, chính trị và xả hội tại Hoa Kỳ, một “think tank”.Viện này mặc dù theo truyền thống, khá bảo thủ và tuy cái nhìn “radical” nhưng một số tài liệu và thống kê của họ đáng suy nghỉ và lý thú).
tôi kèm tại đây bảng “Index of Economic freedom”, đúc kết từ thống kê của Heritage Foundation và Wall Street Journal.
theo tôi, nó thể hiện phù hợp hơn các loại thống kê khác tương tự vì tại đây, họ dùng “economic freedom” như một yếu tố để so sánh giửa các quốc gia.
(What is economic freedom?
Economic freedom is the fundamental right of every human to control his or her own labor and property. In an economically free society, individuals are free to work, produce, consume, and invest in any way they please, with that freedom both protected by the state and unconstrained by the state. In economically free societies, governments allow labor, capital and goods to move freely, and refrain from coercion or constraint of liberty beyond the extent necessary to protect and maintain liberty itself.
How do you measure economic freedom?
We measure ten components of economic freedom, assigning a grade in each using a scale from 0 to 100, where 100 represents the maximum freedom. The ten component scores are then averaged to give an overall economic freedom score for each country. The ten components of economic freedom are:
Business Freedom | Trade Freedom | Fiscal Freedom | Government Spending | Monetary Freedom | Investment Freedom | Financial Freedom | Property rights | Freedom from Corruption | Labor Freedom )
Và theo thống kê, trên 183 quốc gia được xếp hạng, Hong Kong đứng nhất, Hoa Kỳ hạng 8, Trung Quốc = 140. Nga = 143 và Việt Nam = 144. Cuba = 177 và Bắc Hàn = đội sổ (hạng 179 vì bốn quốc gia còn lại không có data đầy đủ !)
Đây là trích dẩn summary về VN (đọc giả có thể vào http://www.heritage.org/index/Country/Vietnam, click vào tên quốc gia và sẻ đươc đưa ra một summary):
“Vietnam’s overall economic freedom, however, is limited by several key institutional factors. The regulatory environment is not fully efficient and transparent. Investment is hindered by non-transparent bureaucracy and an unreliable legal system. State owned-enterprises still account for about 40 percent of GDP. The judiciary is weakened by widespread corruption, which inhibits the effective enforcement of contracts.”
…và đây là nhận xét về “Freedom from corruption”:
“Corruption is perceived as widespread. Vietnam ranks 121st out of 179 countries in Transparency International’s Corruption Perceptions Index for 2008. In December 2008, the government of Japan announced that it was suspending low-interest loans until Vietnam takes “meaningful” steps to eliminate corruption in public works programs.” (sic)
Về TQ, các chỉ số thể hiện không những kinh tế mà chính trị xả hội là : (trên 100 điểm)
Business freedom (49 điểm), Investment freedom (20), financial freedom (30), freedom from corruption (36), labor freedom (53.2) !!!
Tất cả các chỉ số này đi RẤT ngược với những gì các media truyền thông lưu tải hàng bao lâu nay về siêu tác kinh tế của TQ !
http://www.heritage.org/index/
Cám ơn bác ng ngoai pho đã cung cấp thông tin. Trong 1 môi trường mà quyền tự do thông tin còn bị hạn chế thì sự minh bạch, hệ thống luật pháp ổn định,chống tham nhũng hiệu quả…vẫn còn là những thứ xa xỉ. Mấy hôm nay báo chí ta đang ngợi ca nước ta về thành tích hoàn thành vượt mức mục tiêu thiên niên kỷ chống đói nghèo của LHQ. Trời ơi! 35 năm ra khỏi chiến tranh chúng ta trở thành 1 trong 2 “ngôi sao sáng” (“ngôi sao kia” là 1 nước Châu Phi – Ghana) trên bầu trời âm u của sự nghèo đói thì có đáng tự hào không, trong khi nước Nhật cũng từng ấy năm thoát khỏi chiến tranh đã trở thành một nước hùng mạnh, giàu có vào bậc nhất thế giới. Được “tuyên dương” mà sao cảm thấy thật buồn vô hạn, bác ạ.
Chắc là đưa 2 chữ “dân chủ” lên trước cũng có ép phê chút ít bác ạ…hehe
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại sắp xếp theo thứ tự (nói lên tầm quan trọng?) câu chữ thế này: “Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng lần thứ MYZ…” hoặc “Mừng Đảng. Mừng Xuân mới”…
Hè hè, không được bàn vượt ra ngoài giới hạn những câu chữ nhất định thì người ta đành phải chơi trò hoán vị thôi QN à. Họ vừa là đầu têu mà cũng lại vừa là nô lệ của cái sự đầu têu ấy (vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân). Thông cảm đi.
úi giời ơi sao các ông cứ bình loạn dân chủ hay làm chủ của dân làm gì chứ ? nếu có dân chủ thật thì mấy ông đảng viên lại trở về thời kỳ theo 4 đời trước ăn củ chuối hết hay sao. với tốc độ hại điện hoá, hay bần cùng hoá nông thôn hiện nay thì củ chuối đang là đặc sản rồi, cho nên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng thì đặc sản củ chuối nhất định phải để dành cho ông chủ còn đầy tớ của dân thì ăn món khác như thời nguyên thuỷ là các loại thịt thú rừng