Thành phố bên sông

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

Đỉnh đèo Hải Vân, cửa ngõ  Đà Nẵng - Thành phố bên Sông Hàn (Ảnh: Wikipedia)

Đèo Hải Vân, cửa ngõ Đà Nẵng – Thành phố bên Sông Hàn (Ảnh: Wikipedia)

Có lẽ, hiếm có một thành phố nào trên thế giới lại không nằm bên một con sông. Nó chỉ khác nhau ở cái dáng vẻ bề ngoài, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Thành phố lạ rồi sẽ thành thành phố quen, chỉ có con người đã quen rồi hóa lạ…

Thành phố bên sông Hàn đang thay đổi từng giờ, từng ngày. Đôi khi, nhận ra một cao ốc vừa xuất hiện, một con đường mới mở, một cây cầu mới xây, một màu xanh sông nước bao la…khiến tôi ngỡ ngàng, dù tôi quen thuộc nó từng hàng cây, góc phố. Tốc độ phát triển hạ tầng của Đà Nẵng thật đáng nể và điều đó làm cho người dân Đà Nẵng không khỏi cảm thấy vui sướng và tự hào. – Đọc tiếp >

“Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần IV)

 

>>  “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (xem Phần I , Phần II, Phần III)

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

viettrungxoÝ định của các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam là hạn chế chiến tranh ở miền Nam, không để lan ra miền Bắc và thắng đối phương ngay tại miền Nam. Phương châm chiến lược là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, nhưng cố gắng tranh thủ thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn. Và cũng hết sức tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước trên thế giới, đặc biệt là “hai ông anh” Liên Xô và Trung Quốc. Xem ra, chiến lược ấy đã tỏ ra có hiệu quả. – Đọc tiếp>

“Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần 3)

 

>> “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần IPhần 2)

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

viettrungxoCuộc đại luận chiến giữa “hai ông anh” được đẩy tới cao trào khi Trung Quốc tung ra “Những kiến nghị về đường lối chung của phong trào Cộng sản quốc tế”, trình bày 25 ý kiến của ĐCS Trung Quốc, thường được gọi tắt là “25 điều”. Nó chính là bức thư của “ông anh Hai” trả lời bức thư ngày 30.3.1963 của “ông anh Cả”.

Nguyên đây là bài viết có tên “Kiểu Trương Nhiếp Lâm ” của Trần Bá Đạt – một trong những lý luận gia xuất sắc nhất của ĐCS Trung Quốc. – Đọc tiếp>

“Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

viettrungxoSau chiến tranh thế giới lần thứ II, một loạt các nước XHCN ra đời và cũng từ đó thế giới căn bản chia thành hai phe: phe XHCN và phe TBCN. Phải thừa nhận một điều, mặc dù mới xuất hiện, nhưng phe XHCN tỏ ra có sức sống mạnh mẽ, giàu tư tưởng và khát vọng. Lý tưởng xóa bỏ chế độ người bóc lột người, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, ai mà không ham? Hơn thế nữa, phe XHCN có “hai ông anh” Liên Xô và Trung Quốc – đất rộng, người đông đứng đầu, là niềm cỗ vũ rất lớn cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

– Đọc tiếp>

Những ông chủ Trung Nam Hải (Phần I)

 

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

Ôi ! Ta sinh vào thế kỷ mà tội ác đế quốc lõa lồ không che dấu
Tội ác như con đĩ trần truồng đem của báu
Ra khoe

***

trungnamhai1Ông chủ mới họ Tập của Trung Nam Hải đang có những hành động làm cho cả thế giới lo âu nhiều hơn là hy vọng. Là con trai của cựu Phó thủ tướng nước CHND Trung Hoa Tập Trọng Huân, ông thuộc tầng lớp “thái tử” của đảng. Ông ta đã trải qua nhiều chức vụ từ cấp huyện, cấp tỉnh rồi Bí thư Thượng Hải. Cho đến tháng 3.2013, Tập chính thức đảm nhận ba chức vụ đứng đầu TQ: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông ta thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm của TQ. – Đọc tiếp>

Bàn về sự hung hăng của Trung Quốc (tiếp theo)

Lê Mai

(Bấm vào ĐÂY để đọc phần đầu)

 

sdc14759Còn nhớ, năm ngoái – 1957, các nhà lãnh đạo ĐCS và công nhân 64 nước ùn ùn kéo nhau về Mátxcơva họp, Mao được Khơrútsốp đón tiếp cực kỳ trọng thị, bố trí cả phòng ngủ của Sa hoàng cho Mao. Trên diễn đàn, Mao hung hăng tuyên bố chủ nghĩa đế quốc là “con hổ giấy”, song Tổng bí thư ĐCS Ba Lan không đồng ý, cho rằng nhận định như vậy là đánh giá không đầy đủ về sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc. Khi nghe Mao đáp, “đối với chủ nghĩa đế quốc, không phải là tôi đánh giá không đầy đủ mà cơ bản là phải đạp đổ nó dưới chân”, ông này sửng sốt, thần người ra.

– Đọc tiếp>

Bàn về sự hung hăng của Trung Quốc

Lê Mai

 SDC14759Một đặc điểm nổi bật trong vụ HD-981 là sự hung hăng của TQ. Người ta kinh ngạc tự hỏi: Vì sao TQ lại tỏ ra hung hăng đến thế ? Kỳ lạ hơn nữa, TQ lại nhắm vào VN – một đồng minh chiến lược, cùng chung ý thức hệ ? Điều gì đã làm cho TQ chọn chiến thuật hung hăng đó ? Và sự hung hăng của TQ sẽ dẫn tới cái gì – phải chăng là một cuộc xung đột quân sự ? Chẳng lẽ, VN và thế giới khoanh tay chịu thua trước sự hung hăng của TQ ?

Đọc tiếp>

Một ngày và 35 năm

Lê Mai

chientranhbiengioi1979MỘT NGÀY đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.

– Đọc tiếp>

Hải chiến Hoàng Sa và Trung Quốc năm 1974

Lê Mai
Theo Blog Lê Mai

CHỈ HƠN một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa kết thúc, Giang Thanh gửi thư cho Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Trần Tích Liên…đồng thời yêu cầu họ chuyển lời đến Hứa Thế Hữu, Triệu Tử Dương, trong thư nhấn mạnh:

“Hãy thay mặt tôi gửi lời chúc mừng năm mới của giai cấp vô sản cách mạng tới toàn thể quân dân khu quân sự Quảng Châu, đảo Hải Nam, quần đảo Tây Sa. Tôi tuy thân ở Bắc Kinh, nhưng lòng ở Nam Hải, tuy không ở bên cạnh cùng các đồng chí chuẩn bị chiến đấu, nhưng về tư tưởng và chính trị thì tôi đang tiến hành cuộc đại đấu tranh này”.

Giang Thanh là ai, lấy tư cách gì mà gửi thư dạy dỗ quân đội, ngay khi Mao đang còn đó? Lại còn ví von “thân ở Bắc Kinh, lòng ở Nam Hải”, ngang ngược coi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) vừa mới cướp được là lãnh thổ TQ, đòi “đại đấu tranh”? Chẳng qua Giang Thanh là vợ Mao Trạch Đông và những lời bà ta phát ra là của Mao đó thôi. “Tôi chỉ là con chó của Mao Chủ tịch. Chủ tịch bảo cắn ai thì tôi cắn người đó” – Giang nói.

– Đọc tiếp>