Bài học nào cho Việt Nam từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979?

 

Hà Hiển

Trên Vnexpress vừa có bài viết “Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979” trong đó dẫn phát biểu của một số người là tướng lĩnh và học giả phân tích về những sai lầm của Việt Nam trong thời kỳ đó.

Lần đầu tiên báo chí chính thống có một bài viết như vậy về những sai lầm trong chính sách của Việt Nam thời kỳ 1979, thế là đáng khen. Mặc dù ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao đã viết về những điều này từ lâu rồi trong hồi ký của Ông.

Theo tôi sai lầm lớn nhất – đúng như phân tích trong bài viết – là đã để mất cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ do đòi hỏi không đúng lúc về bồi thường chiến tranh. – Đọc tiếp >

Hành trình

 

Xem kỳ trước:

1.  Vượt biên
2.  Dưới thuyền
3.  Bị lừa

 

Hoàng Ngọc Hà
Theo FB Ngoc Ha Hoang

Hình minh họa: Internet

Không chịu nổi tiếng trẻ khóc và sự ngột ngạt của không khí chật chội trong khoang thuyền với đủ mùi xú uế do trẻ nhỏ đái dầm và ị ra mà mẹ chúng chưa kịp dọn sạch, tôi kéo Ngân leo lên boong, thà chịu nắng còn hơn chịu ngột thở.

Con tàu cứ thế lao đi giữa trời biển mênh mông không nhìn thấy đâu là bờ. Mặt trời lên cao dần, nắng trở nên gay gắt, chói chang, hai chị em tôi xuống khoang tầu lấy áo buộc vào đầu thay mũ rồi ngồi thi gan với ánh nắng rát bỏng trên boong tầu cùng bọn con trai. – Đọc tiếp >

Bị lừa

 

Xem kỳ trước:

  1. Vượt biên
  2. Dưới thuyền

 

Hoàng Ngọc Hà
Theo FB Ngoc Ha Hoang

HNH – “… Để lại hành lý trên thuyền, tôi theo mọi người lên bờ. Ôi chao là người Việt, người Việt cứ như đang ở một cái chợ bên xứ mình, tiếng chào hỏi ríu rít cứ như đi hội.Thế mới biết người Việt mình lạc quan thật, vượt biên mà cứ như trảy hội !...”

Ảnh minh họa: Internet

Thuyền cập cảng cá BH khi mặt trời mới ngả chênh chếch về phía Tây, mọi người nhao hết lên bờ như cố chạy cho xa con thuyền cũ. Vừa bước ra khỏi thuyền, tôi loá mắt bởi một khung cảnh tấp nập, xung quanh thuyền bè của người Việt đậu san sát, đủ loại to nhỏ, có thuyền gỗ sừng sững như một con tàu,màu của thời gian in dấu trên màu gỗ sơn bạc phếch khiến ta không thể đoán nổi trước khi tới đây nó màu gì? Neo cạnh con thuyền chúng tôi là mấy cái thuyền lớn hơn chút, cũng cũ kỹ xám xịt nhưng xét về bề mặt thời gian chúng trải qua thì chỉ đáng gọi con thuyền của chúng tôi bằng bác ! – Đọc tiếp >

Dưới thuyền

 

Xem kỳ trước: Vượt biên

 

Hoàng Ngọc Hà
Theo FB Ngoc Ha Hoang

Hình minh họa: Internet

Ngồi cạnh nhau trong khoang thuyền chật hẹp, dần dần quen với ánh sáng nhờ nhờ, mọi người bắt đầu rì rầm hỏi thăm làm quen nhau. Nhìn người thuyền trưởng quá trẻ, thân hình nhỏ thó như một thiếu niên, hỏi ra mới biết em mới có 16 tuổi, là con của dân làng chài, thường theo cha đi đánh cá nhưng chưa bao giờ vượt biển qua xứ người. Em ấy được người ta thuê chở chuyến này với cái giá là được mang theo em trai 15 tuổi làm phụ tá (thuyền phó) và một cô gái 15 tuổi là người yêu của em. Tiếng rì rầm của mọi người im lặng dần, chỉ còn nghe tiếng nổ phầm phầm của động cơ máy nổ. – Đọc tiếp >

Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần

 

Tiểu Uyên
Theo VietNamNet

Dù theo những cách khác nhau, nhưng cuối cùng, những kẻ bán nước luôn phải đón nhận kết cục bi thảm.

Nhà Trần (1225-1400) là triều đại nức tiếng trong lịch sử, với chiến công 3 lần đánh bại Mông – Nguyên (đội quân xâm lược hung hãn và tàn bạo nhất thế giới thời bấy giờ).

Chiến tích đó của quân – dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của những vị vua yêu nước và những chiến tướng lừng danh như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, … – Đọc tiếp >

Vượt biên

 

Hoàng Ngọc Hà
Theo Fb Ngoc Ha Hoang

Hình minh họa: Internet

Sau hai ngày nghỉ lại ở một ngôi nhà gần biên giới hai nước, sáng sớm hôm sau chúng tôi tay hành lý, tay gậy trúc tập hợp đi theo một người đàn ông địa phương dẫn đường vượt biên sang nước bên kia, từ bên đó họ sẽ bố trí cho mọi người xuống thuyền đi tiếp để tránh bị lộ và bị bắt giữ.

Trên con đường mòn giữa biên giới hai nước, chúng tôi xếp hàng một lầm lũi bước theo sát chân người dẫn đường, y là người địa phương, y được người trong tổ chức chuyến đi bàn giao chúng tôi cho y. Hơn hai chục người nam nữ, tất cả hầu như không quen nhau, có cả một gia đình có con nhỏ. Chúng tôi đa số là người thành phố, chỉ biết đóng một số vàng cho một người trong những kẻ tổ chức chuyến đi, tới ngày ra đi họ tới báo là đi luôn. Khi tới nơi tôi mới biết trong chuyến đi này có một bác già cùng xóm và một người đàn ông gần nhà nữa, mừng quá khi gặp được người quen giữa nơi xa lạ. – Đọc tiếp >

Giỗ Trận Vị Xuyên

 

Nguyễn Phan Khiêm
Theo Blog Tễu

Nhạc sĩ CCB Trương Quý Hải hát ca khúc “Về đây đồng đội ơi” giữa Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên sáng 12-7 – Ảnh: Văn Duẩn.

Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam tổ chức trận đánh phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), sư đoàn 356 có 593 chiến sĩ hy sinh, 820 chiến sĩ bị thương. Ngày 12/7 hàng năm trở thành Ngày Giỗ trận Vị Xuyên đầy xót xa…

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, VN đã đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3. – Đọc tiếp >

Mậu Thân 1968

Nguồn: YouTube

Bí thư Đinh La Thăng trả lời cử tri về vụ án Trịnh Xuân Thanh

 

Quốc Anh
Theo Dân trí

Thứ tư, 05/10/2016 – 11:48

Trả lời trước cử tri TPHCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho biết, vụ án Trịnh Xuân Thanh đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xử lý, cơ quan điều tra đang làm rõ các sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định, đúng người, đúng tội.

Sáng 5/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Văn Thị Bạch Tuyết và quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Trần Anh Tuấn đã có buổi tiếp xúc cử tri ở 4 xã thuộc huyện Củ Chi (TPHCM).

Bí thư Thăng trả lời cử tri huyện Củ Chi

Bí thư Thăng trả lời cử tri huyện Củ Chi – Đọc tiếp >

Vua Gia Long

 

Huy Đức
Theo FB Trương Huy San

Cơ nghiệp của các Chúa mất vào tay nhà Tây sơn khi Nguyễn Ánh mới 13 tuổi; 27 năm nuôi chí lớn, nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, mới thâu tóm được giang san, thiết lập cho nhà Nguyễn hẳn một vương triều. 200 năm sau, lịch sử – được viết bởi những người giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm – vẫn không đặt ông ngang hàng với các bậc sáng lập ra các triều đại khác. Nhưng, các sử nô không bao giờ đủ khả năng giết chết những nhân vật vĩ đại cho dù họ có bị sỉ vả suốt trăm năm.

Nhân viếng lăng đức Gia Long, xin công bố một tài liệu của Ngân hàng Thế giới có thể sẽ làm rất nhiều người ngạc nhiên: 1820, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đương Trung Quốc và chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. 1820 là năm Gia Long băng hà và nên nhớ rằng, ông chỉ trị vì có 18 năm mà đó là 18 năm hòa bình ngắn ngủi sau 27 năm “da thịt tàn nhau vạ trong tường vách” và cả vạ ngoại xâm. Và, theo WB, cho tới ngày nay Việt Nam chưa từng vượt qua vị trí mà cha ông ta đã đạt được vào năm 1820 (trong tương quan chung). – Đọc tiếp >